Sa tử cung có mang thai được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Bị sa tử cung có mang thai được không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng chị em đi tìm câu trả lời.

1. Sa tử cung là gì?

Theo tư vấn của các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, sa tử cung là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh, độ tuổi từ 25-50. Đó là tình trạng tử cung bị sa xuống thấp trong âm đạo. Nếu bị nặng, tử cung của người bệnh còn sa xuống lộ hẳn ra ngoài âm đạo.

Sa tử cung ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe sinh sản của chị em.

Sa tử cung ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe sinh sản của chị em.

Bệnh này được chia làm 3 cấp độ, ở mỗi cấp độ, chị em sẽ cảm nhận được mức độ sa của tử cung:

Cấp độ 1: Tử cung sa vào trong ống âm đạo

Cấp độ 2: Tử cung thò một phần ra ngoài miệng âm đạo, phần thân nằm trong ống âm đạo

Cấp độ 3: Tử cung bị sa toàn bộ thân ra ngoài âm đạo.

Khi bị sa tử cung, chị em sẽ có cảm giác căng tức phần bụng dưới, âm hộ, âm đạo, kèm đau lưng. Các dấu hiệu khác bao gồm:

– Đau khi đại, tiểu tiện

– Són tiểu khi hắt hơi, cười

– Đau khi quan hệ tình dục

– Khí hư có màu tắng loãng hoặc nhầy như nước mũi, có thể chảy máu âm đạo bất thường.

Đau lưng dưới

– Có cảm giác ngồi lên một quả bóng nhỏ hoặc cảm giác có gì đó sắp rơi ra khỏi âm đạo.

– Đối với các mẹ bầu bị mắc sa tử cung, mẹ sẽ bị chấm dứt cơn co tử cung, mất cảm giác với thai nhi, đau tử cung, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh…

Thông tin bài đọc:Nhịp tim thai 7 tuần là bao nhiêu

Sa tử cung có mang thai được không

Bị sa tử cung có mang thai được không là câu hỏi chung của nhiều chị em.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, chẳng hạn như:

– Các mẹ sinh con qua ngả âm đạo, sau sinh các mô liên kết vùng xương chậu bị suy yếu, không còn giữ được tử cung dẫn tới tình trạng bị sa tử cung.

– Lão hóa cũng là một nguyên nhân khiến vùng mô, cơ liên kết này bị suy yếu.

– Giảm estrogen khi mãn kinh

– Những chị em từng làm phẫu thuật vùng chậu cũng có nguy cơ bị sa tử cung.

– Trường hợp chị em bị béo phì, ho mạn tính, táo bón, cổ trướng, nâng vật nặng khiến áp lực lên ổ bụng gia tăng cũng có nguy cơ bị sa tử cung.

– Trường hợp khoang tử cung bất thường bẩm sinh như tử cung 2 sừng.

– Phụ nữ da trắng dễ mắc sa tử cung hơn da màu

– Bị rối loạn mạng lưới collagen cũng dễ bị sa tử cung.

– Ngoài ra, chị em bị các chấn thương do tai nạn giao thông, bạo lực gia đình và từng trải qua các can thiệp y khoa như nội soi, thai ngược, sinh mổ… cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường ở tử cung.

Thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường ở tử cung.

2. Bị sa tử cung có mang thai được không?

Tử cung là cơ quan quan trọng nhất quyết định chức năng sinh sản của người phụ nữ. Vậy những chị em bị sa tử cung liệu có mang thai được không?

Theo các bác sĩ sản khoa của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, những chị em bị sa tử cung sẽ gặp khó khăn trong chuyện quan hệ vợ chồng, chất lượng các cuộc yêu bị giảm, do đó khả năng mang thai cũng giảm đi.

Sa tử cung khiến chị em dễ bị viêm nhiễm cơ quan sinh sản như buồng trứng, vòi trứng. Như vậy, khả năng có con của chị em sẽ càng khó hơn.

Nếu để tình trạng sa tử cung trở nên nặng mà không điều trị kịp thời, chị em có thể bị viêm nhiễm phải cắt bỏ tử cung và sẽ không thể có thai được nữa.

Mặc dù ảnh hưởng rất nặng tới khả năng sinh sản nhưng nhiều chị em bị sa tử cung vẫn có khả năng mang thai. Đối với những trường hợp này, chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ:

Sảy thai: khi tử cung bị sa xuống âm đạo, thai nhi không có không gian phát triển nên dễ bị sảy thai hoặc chết lưu.

Đẻ non: Nếu các mẹ bầu bị sa tử cung nặng, khối thai có thể theo tử cung bị sa tụt ra ngoài âm đạo khi chưa phát triển toàn diện, gây sinh non.  Thai nhi sinh non dễ bị chết yểu, mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển. Tính mạng mẹ cũng bị đe dọa nếu bị băng huyết.

Sa tử cung có mang thai được không?

Sa tử cung có mang thai được không?

Trên đây là thông tin cho câu hỏi sa tử cung có mang thai được hay không. Điều quan trọng nhất là khi mắc bệnh, chị em cần điều trị sớm, triệt để để không ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Thông thường, bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn cho chị em thực hiện các bài tập Kegel, áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ hoặc cố định tử cung qua âm đạo. Nếu tình trạng bệnh nặng, chị em sẽ được chỉ định phẫu thuật để trị bệnh.

Trên hết, chị em cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh như: tránh làm việc nặng, tránh mang thai quá nhiều, không lạm dụng thuốc, thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh. Nếu chị em còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh sa tử cung, xin vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc theo đường dây nóng 1900 55 88 92 để được hỗ trợ nhé.

Xem thêm

>> Những điều cần làm trước khi mang thai

> Mách bạn cách thử thai sớm và chính xác tại nhà

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital