Rối loạn thị giác: Dấu hiệu và điều trị như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Bạn phải làm việc thường xuyên với màn hình máy tính, mắt không được nghỉ ngơi và bắt đầu có dấu hiệu mắt mờ, nhìn một vật thành hai. Vậy thì đừng vội nghĩ rằng mình đã mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt như: đục thủy tinh thể, viêm giác mạc,… Có thể bạn chỉ đang mắc chứng rối loạn thị giác thông thường. Tuy nhiên bạn cũng đừng chủ quan vì nó có thể chuyển hướng từ bệnh tạm thời thành bệnh vĩnh viễn gây giảm thị giác.

1. Hiểu rõ về chứng rối loạn thị giác

Đây là chứng bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi, đặc biệt là nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên có thời gian học tập căng thẳng,… Ngoài ra, nếu bạn làm việc thời gian dài không cho mắt nghỉ ngơi cũng có thể mắc chứng bệnh này.

Rối loạn thị giác gây khó chịu

Người mắc bệnh gặp nhiều khó khăn, cản trở trong cuộc sống.

Khi thị giác của bạn gặp vấn đề tức là não và hệ thần kinh của bạn đang có các dấu hiệu bất thường. Vì vậy đừng chủ quan dù chỉ là 1 dấu hiệu nhỏ như nhìn mờ dần. Đó có thể là dấu hiệu của 1 chứng bệnh đơn giản nhưng cũng có thể cảnh báo cho các căn bệnh nghiêm trọng có thể cướp đi ánh sáng đôi mắt của bạn. Nhìn mờ dần cũng có thể là dấu hiệu nhắc nhở bạn rằng giác mạc đang cong bất thường khiến cho hình ảnh bạn nhìn thấy không được rõ nét. Về lâu dài, sẽ ảnh hưởng tới thị lực thậm chí gây mất thị lực tạm thời.

2. Dấu hiệu nào cảnh báo bạn đang mắc bệnh?

2.1. Nhìn đôi

Nhìn đôi là dấu hiệu thường gặp nhất, nó khiến bạn nhìn mờ nhòe dẫn đến hiện tượng nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật. Bạn khó phân biệt được đâu là vật chính xác và đâu là ảo ảnh của nó. Nếu gặp phải triệu chứng này nhiều sẽ gây cho bạn cảm giác buồn nôn, chóng mặt. Với học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng giảm năng suất làm việc và khả năng học tập.

2.2. Mù màu

Rối loạn sắc giác hay còn gọi là mù màu là hiện tượng khó nhận biết màu sắc kể cả các màu đơn giản nhất. Nhiều trường hợp chỉ nhận biết được các màu đơn giản: đen, trắng, xám,… Mù màu là dấu hiệu hiếm gặp nhất nhưng hoàn toàn có thể xảy ra.

2.3. Nhìn mờ dần

Dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về mắt khác. Đây là dấu hiệu dễ thấy nhưng cũng dễ bị bỏ qua, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn. Do đó, khi thấy không thể nhìn được sắc nét sự vật, bạn nên tiến hành kiểm tra mắt để có chẩn đoán chính xác về bệnh.

dấu hiệu rối loạn thị giác

Nhìn mờ dần là dấu hiệu phổ biến thường gặp ở các bệnh nhân.

2.4. Mất thị lực tạm thời

Ở một số trường hợp đặc biệt khi tình trạng nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị mất thị giác tạm thời, có thể mắc ở 1 hoặc 2 mắt. Bạn hãy chú ý hơn khi đột nhiên mắt bạn không thể nhìn thấy gì trong thời gian ngắn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì đó không hẳn do thiếu máu hay thiếu chất. Đó có thể là dấu hiệu mắt bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng.

Ngoài ra, với những người thường xuyên nhìn vào màn hình máy tính trong thời gian dài có thể chú ý tới các dấu hiệu: mắt mờ, hoa mắt, mỏi mắt, đau đầu,…

3. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề về mắt ở thời đại này chính là làm việc và tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính. Khi các dấu hiệu xuất hiện, họ thường không chú ý và chỉ làm các biện pháp tạm thời giảm áp lực cho mắt như: tra thuốc mắt, dụi mắt, chườm mắt… Khi các dấu hiệu tiến triển nặng hơn mới tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc rối loạn thị giác như:
– Người có u não
– Người mắc đục thủy tinh thể
– Mắc tăng nhãn áp

4. Phòng tránh và điều trị chứng rối loạn thị giác

4.1. Phòng bệnh rối loạn thị giác

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh:
– Bổ sung thực phẩm có các chất dinh dưỡng tốt cho mắt. Cung cấp các chất dinh dưỡng giúp thủy tinh thể, giác mạc của bạn luôn khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu Omega 3 được chứng minh tốt cho thị giác con người. Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước, ăn rau xanh, cung cấp thêm chất béo tốt từ ngũ cốc,…
– Để cho mắt được nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng. Với nhân viên văn phòng, ngoài giờ làm việc bạn nên dành cho mắt khoảng thời gian nghỉ ngơi, cách ly với các thiết bị điện tử
– Massage cho mắt. Các bài tập massage nhẹ nhàng giúp mắt được thư giãn hơn, không phải điều tiết quá mức
– Chườm ấm cho mắt. Chườm ấm còn làm giảm bít tắc chân lông giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác
– Luôn chú ý tới đôi mắt, chú ý tới các dấu hiệu bất thường và đi khám kịp thời
– Sử dụng kính bảo hộ bảo vệ mắt khỏi các ánh sáng mạnh gây hại cho mắt
– Nghỉ ngơi ngắt quãng trong khi học tập, làm việc. Cứ khoảng 20 – 25p bạn nên cho mắt nghỉ ngơi 5 – 10p để giảm áp lực cho mắt
– Điều quan trọng nhất mà bạn cần làm đó là khám định kỳ mắt sớm phát hiện các chứng bệnh, bệnh lý

điều trị rối loạn thị giác

Thăm khám mắt định kỳ sớm phát hiện các bệnh về mắt.

4.2. Điều trị dứt điểm

Nếu để lâu dài không chú ý có thể gây nên những biến chứng khôn lường. Khi có các dấu hiệu bất thường thì nên sớm gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị.

Hiện nay, trên thị trường quảng cáo tràn lan các loại thực phẩm chức năng, viên uống có tác dụng thần kỳ cho mắt. Bạn nên tỉnh táo và chỉ sử dụng các loại thuốc, thực phẩm bổ sung khi được bác sĩ chỉ định.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp khi có dấu hiệu tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm.

Rối loạn thị giác là chứng bệnh đơn giản, có thể phòng tránh khỏi nguy cơ giảm thị lực vĩnh viễn. Hãy dành thời gian chăm sóc bản thân và đôi mắt ngay hôm nay. Bên cạnh đó hãy thiết lập thói quen khám sức khỏe cho mắt định kỳ để tầm soát các bệnh về mắt. Thu Cúc TCI với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại đồng hành cùng bạn bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital