Rối loạn nội tiết tố sau sinh – Vấn đề muôn thuở của chị em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Sinh con mang đến rất nhiều thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ, một trong những thay đổi làm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống đó chính là tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh. Triệu chứng điển hình mà hầu hết các mẹ đều gặp đó là rụng tóc, mất ngủ, sạm da, giảm ham muốn… Hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có đầy đủ thông tin về tình trạng này và cách khắc phục.

1. Nguyên nhân của sự rối loạn nội tiết tố sau sinh

Hầu hết phụ nữ đều gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh.

Hầu hết phụ nữ đều gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh.

Sự mất cân bằng nội tiết tố là do sự thay đổi đột ngột nồng độ của các hormone progesterone và estrogen trong cơ thể mẹ mới sinh. Khi mang thai, lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng cao. Estrogen và progesterone là những hormone quan trọng có vai trò quan trọng trong quá trình mang thai và sinh nở.

Sau khi sinh con, nhau thai – nhân tố chính góp phần sản xuất progesterone bị loại bỏ, khiến cho nồng độ progesterone trong cơ thể giảm mạnh. Điều này khiến cho nồng độ hormone estrogen chiếm đa số, gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến giáp và tuyến thượng thận, dẫn tới viêm tuyến giáp, suy giáp, hoặc tuyến giáp kém hoạt động.

Mức progesterone giảm đột ngột, gây ra một số triệu chứng khó chịu và cơ thể phụ nữ mất từ ​​sáu đến tám tuần để khôi phục sự cân bằng nội tiết tố. Đối với phụ nữ đang cho con bú, thời gian có thể lâu hơn.

2. Các triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố sau khi sinh

Rụng tóc là triệu chứng điển hình của sự mất cân bằng nội tiết.

Rụng tóc là triệu chứng điển hình của sự mất cân bằng nội tiết

Sự mất cân bằng nội tiết sau sinh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác, từ nhẹ cho tới nghiêm trọng:

– Mất ngủ: Nhiều chị em không thể ngủ liền mạch cả đêm, nguyên nhân cũng một phần đến từ sự rối loạn nội tiết tố.

– Lo lắng và thay đổi tâm trạng: Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của mẹ, từ đó gây ra tâm trạng thất thường và lo lắng. Điều này có thể là do các vấn đề về tuyến giáp gây ra do sự rối loạn nội tiết trong cơ thể.

– Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi trong quá trình hồi phục sau khi sinh cũng như chăm sóc bé là điều bình thường, tuy nhiên, nếu cảm thấy kiệt sức liên tục thì rất có thể chị em bị mất cân bằng nội tiết tố.

– Khó giảm cân, hội chứng “Baby Blues” và Trầm cảm sau sinh: Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể khiến việc giảm cân sau sinh rất khó khăn. Ngoài ra, những mẹ sinh con lần đầu thường mắc hội chứng “baby-blues” – cảm giác buồn bã, lo lắng sau sinh. Cụ thể, người mẹ thường dễ xúc động và hay khóc, đồng thời chị em cũng hay cáu kỉnh, khó đưa ra quyết định hoặc khó ngủ, dễ choáng ngợp trước những thay đổi của cuộc sống hoặc lo lắng mình không chăm sóc tốt được cho bé.

– Một triệu chứng khác của mất cân bằng nội tiết tố là trầm cảm sau sinh, nghiêm trọng hơn nhiều so với “baby-blues” và triệu chứng thường thấy đó là buồn bã, u uất, kéo dài và không biến mất.

– Rụng tóc: Sau khi sinh con, rất chị em bị rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố và các vấn đề về tuyến giáp. Nếu mẹ cảm thấy tóc rụng quá nhiều, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp khắc phục.

– Nhiễm trùng tái phát: Nhiều chị em sau sinh bị nhiễm trùng tái phát như nhiễm trùng bàng quang hoặc đường tiết niệu, nhiễm trùng tử cung hoặc thận – đó là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Các vấn đề về nội tiết tố có thể làm giảm khả năng miễn dịch của phụ nữ sau sinh và khiến bạn dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn đến nhiễm trùng lặp đi lặp lại.

– Vấn đề kinh nguyệt: Các triệu chứng liên quan tới kinh nguyệt như: máu kinh ra nhiều, chuột rút… cũng có thể là do rối loạn nội tiết tố sau sinh và sự vượt trội của estrogen.

3. Làm thế nào để khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố sau sinh?

3.1. Tránh xa các chất có hại

Nicotine, rượu và caffeine là 3 chất có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng do mất cân bằng nội tiết tố sau sinh. Vì vậy, điều quan trọng là tránh uống rượu và hút thuốc. Ngoài ra, tránh đồ uống có chứa caffein như cà phê.

3.2. Dùng vitamin bổ sung

Chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin giúp cân bằng nội tiết tố.

Chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin giúp cân bằng nội tiết tố

Sự cân bằng vitamin và khoáng chất trong cơ thể cũng sẽ giúp khôi phục sự cân bằng nội tiết tố. Do đó, mẹ sau sinh đừng quên bổ sung vitamin hàng ngày nhé. Lưu ý rằng, trước khi dùng bất cứ loại thuốc, vitamin nào, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước, bởi bất cứ thứ gì mẹ ăn, uống đều có thể truyền sang con qua sữa mẹ. Vì vậy, yếu tố an toàn cần đặt lên hàng đầu.

3.3. Tránh các sản phẩm từ đậu nành

Hormone sau sinh tàn phá trạng thái cảm xúc của bạn, khiến tâm trạng thất thường. Đậu nành là một nguồn giàu protein, rất cần thiết sau khi sinh. Tuy nhiên, chúng chứa phytoestrogen, là một loại estrogen thực vật. Điều này có thể bắt chước tác động của estrogen trong cơ thể người và làm trầm trọng thêm các vấn đề do sự “thống trị của estrogen” gây ra. Do đó, chị em nên hạn chế các sản phẩm từ đậu nành.

3.4. Nhận đủ ánh nắng mặt trời

Vitamin D cần thiết cho cơ thể để duy trì sự cân bằng nội tiết tố. Sự thiếu hụt Vitamin D gây ra sự gia tăng mức độ hormone tuyến cận giáp, điều này sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn nội tiết tố sau sinh.

3.5. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là yoga rất tốt trong việc cân bằng hormone ở nữ giới sau sinh.

Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là yoga rất tốt trong việc cân bằng hormone ở nữ giới sau sinh

Tập thể dục thường xuyên giúp cân bằng lại nội tiết tố. Nó cũng giải phóng endorphin trong cơ thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. Đi bộ trong công viên hoặc trong vườn là một cách tuyệt vời để tập thể dục và thư giãn.

3.6. Tăng lượng chất xơ mỗi ngày

Chất xơ giúp loại bỏ estrogen trong cơ thể, vì vậy chị em nên tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan, bông cải xanh…

3.7. Không dùng thực phẩm giàu axit béo không bão hòa đa (PUFAs)

PUFAs có thể ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết của bạn, khiến các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố trở nên trầm trọng hơn. Do đó, tránh thực phẩm có chứa PUFA như bơ thực vật, dầu rum, dầu đậu phộng, v.v. sau khi sinh.

3.8. Tập Yoga

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng và thư giãn cả tâm trí và cơ thể. Nó cũng giúp giảm lo lắng và mất ngủ và khôi phục sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể.

3.9. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ làm gia tăng các vấn đề do rối loạn nội tiết tố sau sinh con. Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của người mẹ, do vậy mẹ sau sinh nên ngủ nhiều nhất có thể.

Tóm lại, rối loạn nội tiết sau sinh là vấn đề rất thường gặp ở chị em và có thể cải thiện dần theo thời gian. Cùng với việc thăm khám định kỳ sau sinh, chị em sẽ được các bác sĩ tư vấn các phương pháp cải thiện hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital