Rối loạn nhịp tim các xung điện trong trái tim

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Rối loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện trong trái tim, phối hợp nhịp tim không hoạt động đúng, dẫn tới tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đột xuất.

Tim có chức năng đưa máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến tất cả các tế bào của cơ thể. Và để đảm bảo thực hiện chức năng này, tim có 2 loại tế bào căn bản: các tế bào có khả năng co bóp khi có kích thích của xung điện và các tế bào có khả năng tự phát ra xung điện, dẫn truyền xung điện.

Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim bao gồm thể lành tính và thể nguy hiểm có thể gây đột tử

Ở những người bình thường, xung điện được phát ra từ nút xoang và di chuyển theo hệ thống dẫn truyền đi đến toàn bộ tế bào cơ vân của tim. Hoạt động đều đặn và nhịp nhàng của hệ thống này tạo ra nhịp tim đều khoảng 60-100l/p.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim?

Yếu tố tại tim: Một người bình thường hoạt động tạo ra xung điện xuất phát từ nút xoang (nằm ở nhĩ phải), sau đó xung điện di chuyển qua hệ thống dẫn truyền đến các tế bào cơ vân của tim, kích thích các tế bào này co bóp.
Ngoài ra, nhịp tim còn chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố bên ngoài tim. Ví dụ, khi tế bào cần nhiều máu hơn (tập thể thao, sốt, căng thẳng…) nhịp tim nhanh hơn. Khi cơ thể nghỉ ngơi (ngủ) nhịp tim sẽ chậm lại.

Phân biệt nhịp tim bình thường và nhịp tim loạn

Ở người lớn, nhịp tim bình thường là ‟nhịp xoang đều” và tần số từ 60-100 lần/ phút khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi ta chơi thể thao nhịp tim có thể 100 lần/phút và khi ngủ nhịp tim 50 lần/phút, nhưng vẫn chưa phải là rối loạn nhịp tim. Tần số nhịp tim có sự thay đổi theo tuổi (em bé nhịp nhanh hơn người lớn) và giới tính (nhịp tim của nữ thường cao hơn nam giới khoảng 5 nhịp).
Như vậy, những người bị rối loạn nhịp tim sẽ có kết quả trên điện tâm đồ thấp hơn hoặc cao hơn số nhịp tim so với người bình thường đã nêu trên.

Triệu chứng của loạn nhịp tim?

Rối loạn nhịp tim có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nhưng cũng có thể gây ra triệu chứng rất nặng như ngất, đột tử ở người bệnh.
Các triệu chứng thường gặp là:
– Hồi hộp, đánh trống ngực
– Choáng váng, chóng mặt
– Cảm giác hụt nhịp (tim đang đập đột ngột ngưng nhịp)
– Đau ngực, nặng ngực
– Khó thở, ngộp thở
– Ngất, xỉu…

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Loạn nhịp tim có thể xảy ra do tổn thương tại tim hay các bệnh ngoài tim, trong đó chiếm phần lớn là do các tổn thương tại tim. Tuy nhiên, không loại trừ một số loạn nhịp chưa rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân tại tim: Tăng huyết áp; Bệnh tim thiếu máu cục bộ; Nhồi máu cơ tim; Bệnh hở, hẹp van tim; Bệnh cơ tim giãn; Bệnh tim bẩm sinh; Rối loạn nhịp do di truyền…
Nguyên nhân ngoài tim: Bệnh tuyến giáp; Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; Căng thẳng về tâm lý; Do nhiễm trùng, sốt; Rối loạn điện giải; Do thuốc và các hóa chất kể cả thuốc được chiết xuất từ dược thảo.

Xác định tính nguy hiểm của rối loạn nhịp tim?

Loạn nhịp tim là tên gọi chung cho tất cả bất thường về nhịp tim (không phải là nhịp xoang đều với tần số 60-100l/p). Vì vậy bao gồm cả những loạn nhịp lành tính, có thể không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào trong suốt cuộc đời, nhưng cũng có thể là những loạn nhịp rất nặng, gây ra tử vong ngay lập tức khi loạn nhịp xảy ra nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, khi được kết luận có rối loạn nhịp tim, người bệnh cần phải hỏi rõ ràng hơn về loại loạn nhịp tim của mình và những nguy hiểm có thể xảy ra với nó.

Chẩn đoán loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim

Điện tâm đồ là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Ngoài chẩn đoán dựa vào kết quả điện tâm đồ. Để chẩn đoán loạn nhịp tim, tùy theo loại loạn nhịp mà bác sĩ tim mạch sẽ cần thêm các thông số như:
– Khám bệnh và hỏi các triệu chứng.
– Đo điện tâm đồ liên tục 24 giờ (Holter ECG 24 giờ)
– Điện tâm đồ gắng sức.
– Điện sinh lý buồng tim.
Các xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân: siêu âm tim, X-quang phổi, nồng độ kali máu, chức năng tuyến giáp.

Điều trị loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp là tên gọi chung, bao gồm rất nhiều loại loạn nhịp, nên khi có loạn nhịp cần khám bệnh chuyên khoa tim mạch. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định cụ thể vấn đề liên quan đến bệnh như: loại loạn nhịp tim cụ thể, biến chứng có thể gặp do loạn nhịp này gây ra, tìm hiểu nguyên nhân và xác định phương pháp điều trị nguyên nhân, lựa chọn phương pháp điều trị,..vv.
Mỗi loại nhịp tim sẽ có phương pháp điều trị cũng như tiên lượng khác nhau, vì vậy tùy theo loại loạn nhịp bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp sinh hoạt riêng. Cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và khám bệnh định kỳ theo hẹn.

Phòng ngừa rối loạn nhịp tim

Nguyên nhân đa số của rối loạn nhịp tim chủ yếu là do các bệnh tim mạch, nên phương pháp phòng ngừa bệnh tim mạch có thể áp dụng trong phòng ngừa loạn nhịp tim như: Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu béo phì; Tránh căng thẳng về tâm lý; Vận động thể lực đều đặn; Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, không hút thuốc lá.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital