Răng bị vôi đóng nhiều và những ảnh hưởng

Tham vấn bác sĩ

Vôi răng thường là nơi có nhiều loại vi khuẩn trú ngụ. Lâu ngày nếu không được xử lý chúng sẽ gây hại cho sức khỏe răng miệng. Vậy những ảnh hưởng đó là gì? Làm sao để xử lý tình trạng răng bị vôi đóng nhiều?

1. Thế nào là tình trạng răng bị vôi đóng nhiều?

Răng bị vôi bám nhiều

Vôi răng hình thành từ những cặn thức ăn thừa bị vôi hóa trong khoang miệng, chứa nhiều vi khuẩn

Vôi răng hay còn gọi là cao răng bản chất chính là những vụn thức ăn. Chúng mắc lại trong khoang miệng, tích tụ lâu ngày. Sau đó, những cặn thức ăn này sẽ bị vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt. Lâu dần, chúng sẽ cứng lại, bám chắc vào bề mặt răng, vị trí viền nướu hoặc dưới nướu. Khi đó, các phương pháp làm sạch thông thường sẽ không có tác dụng.

Vôi răng sẽ được chia làm 2 loại tùy theo tình trạng:

– Vôi răng thường: Đây là loại vôi răng khá phổ biến mà ai cũng mắc phải. Chúng sẽ thường màu vàng nhạt hay trắng đục. Loại vôi răng này tuy không thể loại bỏ bằng làm sạch thông thường nhưng có thể xử lý dễ dàng tại nha khoa.

– Vôi răng huyết thanh: Trường hợp này, vôi răng sẽ ở dưới nướu. Đây cũng chính là biến chứng của cao răng và khó có thể làm sạch. Nếu ta không được điều trị đúng cách, cao răng sẽ tồn tại lâu ngày. Từ đó, ta sẽ bị viêm nướu, chân răng chảy máu. Máu chảy ra thấm vào vôi răng đã có trên bề mặt răng sẽ khiến chúng chuyển màu nâu đỏ. Từ đó, vôi răng huyết thanh được hình thành.

2. Cao răng nhiều gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe răng miệng?

2.1 Răng ố vàng, mùi hôi miệng do vôi răng nhiều

Khi cao răng tích tụ lâu ngày không được làm sạch sẽ ngày càng nhiều. Theo đó, vi khuẩn trong khoang miệng cũng gia tăng. Điều này sẽ gây nên các tình trạng bị ố vàng, mùi hôi miệng khó chịu. Từ đó, cuộc sống hàng ngày và công việc của ta sẽ bị ảnh hưởng.

2.2 Răng bị vôi nhiều làm tổn thương men răng

Khi răng bị vôi đóng quá nhiều sẽ khiến men răng bị phá hủy. Men răng bị tổn thương chính là lý do dẫn tới các vẫn đề nghiêm trọng sau này. Điển hình như bệnh sâu răng, ê buốt răng, và nhiều bệnh lý răng miệng khác.

2.3  Răng bị vôi đóng nhiều gây bệnh lý răng miệng

Như đã nói, những mảng vôi răng bản chất chính là thức ăn thừa bám lâu ngày không được làm sạch. Chúng nằm ở cả trên bề mặt răng, len lỏi ở kẽ răng và chân răng. Từ đó, những ổ vi khuẩn sẽ được tạo thành, xâm lấn nướu rồi gây nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.

Vôi răng cũng chính là những nguyên nhân dẫn tới các tình trạng: Viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng, … Những bệnh lý này sẽ gây nhiều đau nhức, bất tiện và nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể làm mất răng hoặc ảnh hưởng các bộ phận khác trên cơ thể.

2.4 Vôi răng nhiều dẫn tới chân răng bị chảy máu

Tình trạng chảy máu chân răng là một trong những hậu quả dễ nhận thấy của răng bị vôi đóng lâu ngày. Bên cạnh đó, cao răng còn có thể gây cả cảm giác bị đau nhức, ê buốt. Đặc biệt, tình trạng ê buốt thường xảy ra khi ta ăn uống những món quá nóng hoặc quá lạnh.

3. Cách xử lý vôi răng an toàn, hiệu quả

3.1 Lấy vôi răng tại nha khoa

Tình trạng răng bị vôi bám

Lấy vôi răng tại nha khoa là phương pháp tối ưu để loại bỏ cao răng

Hiện nay, mọi người đã “truyền tai nhau” khá nhiều những phương pháp cạo vôi răng tại nhà. Đây là những cách dân gian hoặc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như chanh và dầu oliu, baking soda, dầu dừa, … Tuy nhiên trên thực tế, những phương pháp này đều chưa được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả. Do đó khi áp dụng, ta có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Để có thể làm sạch vôi răng nhẹ nhàng, an toàn và nhanh chóng, ta nên thực hiện tại những nha khoa uy tín. Tại đây, các bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn tốt cùng sự hỗ trợ từ máy móc, công nghệ hiện đại sẽ giúp thực hiện lấy cao răng tốt hơn. Hiệu quả cao răng sẽ tối ưu, thao tác nhẹ nhàng và nhanh chóng.

3.2 Khi nào nên lấy vôi răng?

Quy trình cạo vôi răng khá đơn giản, nhanh chóng nên có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Tuy nhiên ta cũng không nên lạm dụng với tần suất quá nhiều. Sau đây là một số triệu chứng báo hiệu bản thân cần đi cạo vôi răng:

– Chảy máu chân răng: Đây là một biểu hiện khá điển hình của viêm nướu. Điều này chứng tỏ răng miệng đang không khỏe mạnh, đặc biệt là tình trạng vôi răng. Do đó, ta cần thực hiện lấy cao răng sớm khi phát hiện.

– Những mảng bám ở quanh chân răng lộ rõ: Những mảng bám trên răng là những màng không màu và hơi ngà. Chúng được hình thành từ những vi khuẩn, nước bọt và cặn thức ăn thừa. Theo thời gian, những mảng bám này vôi hóa và tạo thành vôi răng. Màu sắc của cao răng càng rõ cho thấy chúng đã tích tụ càng nhiều, cần xử lý sớm.

– Lấy vôi răng định kì: Thông thường, ta nên cạo vôi răng khoảng 6 tháng/lần. Sau mỗi lần lấy cao răng, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra răng miệng để có thể kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe.

4. Lấy cao răng có gây ảnh hưởng gì không tốt không?

Điều trị răng bị vôi bám nhiều

Lạm dụng lấy cao răng cũng có thể gây phản tác dụng

Cạo vôi răng thực tế là thủ thuật khá an toàn, không gây hại cho răng miệng. Tuy nhiên, ta không nên vì thế quá lạm dụng việc này. Khi tần suất cạo vôi răng quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng bị tổn thương trong khoang miệng. Do đó, ta chỉ nên lấy cao răng định kỳ hoặc theo như chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:

– Lấy cao răng định kỳ: 2 lần/năm với những người men răng tốt, ít cao răng, 3 lần/năm với những người thường hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia, cà phê, vệ sinh kém, …

– Những bé dưới 10 tuổi trước khi lấy cao răng cần được thăm khám kĩ và bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nhẹ nhàng hơn, tránh ảnh hưởng sức khỏe của răng miệng.

Trên đây là những thông tin về tình trạng răng bị vôi bám nhiều và những ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Từ đó ta có thể thấy việc xử lý vôi răng là rất quan trọng. Ta cần duy trì thực hiện định kỳ để có thể bảo vệ tốt răng miệng khỏi những bệnh lý nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital