Ra máu nâu khi mang thai 5 tuần

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Ra máu nâu khi mang thai 5 tuần khiến nhiều thai phụ lo lắng. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân của hiện tượng này do đâu, phòng và xử trí thế nào cho hiệu quả?

Ra máu nâu khi mang thai 5 tuần là một tình trạng khiến nhiều thai phụ lo lắng.

Ra máu nâu khi mang thai 5 tuần là một tình trạng khiến nhiều thai phụ lo lắng.

Nguyên nhân ra máu nâu khi mang thai 5 tuần

Các thống kê cho thấy 20% thai phụ bị chảy máu trong thai kỳ, tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chị em có thể lơ là không theo dõi. Nếu là những vệt máu rất nhẹ, thông thường 2-5 ngày là hết thì chị em không cần quá lo lắng, tuy nhiên cần theo dõi cơ thể chặt chẽ. 5 tuần – đây là thời điểm đầu thai kỳ, việc chú ý giữ gìn là vô cùng quan trọng.
Có nhiều nguyên nhân khiến xuất huyết âm đạo khi mang thai:
– Dấu hiệu báo có thai.
– Tụ dịch màng nuôi, tụ máu ở nhau thai.
– Dấu hiệu thai ngoài tử cung.
– Mẹ bầu bị nhiễm trùng.
– Dấu hiệu dọa động thai, mất một song thai.
– Dấu hiệu bệnh viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ.

Ra máu thai kỳ kèm mệt mỏi, đau bụng... là những dấu hiệu mẹ bầu không thể bỏ qua.

Ra máu thai kỳ kèm mệt mỏi, đau bụng… là những dấu hiệu mẹ bầu không thể bỏ qua.

Phòng và xử trí ra máu nâu khi mang thai 5 tuần

– Bất cứ dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy chị em nên theo dõi cơ thể thường xuyên, gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời bảo đảm bé và mẹ an toàn. Đặc biệt khi máu ra nhiều hay kèm theo dịch nhầy màu lạ cùng các dấu hiệu như đau bụng, tức ngực,… mẹ cần đến cơ sở y tế ngay. Tuyệt đối không được uống thuốc an thai một cách bừa bãi, tránh xoa bóp bụng. Tránh quan hệ vợ chồng.
– Phòng ra máu nâu khi mang thai 5 tuần:

  • Thường xuyên thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Khám thai định kỳ và khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Khám thai định kỳ và khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt tập luyện khoa học, phù hợp với mẹ bầu. Đặc biệt bổ sung các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi… Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 – 2.5 lít nước. Tránh đồ uống không tốt cho thai như: bia, rượu, cafe…
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, bằng dung dịch phù hợp chuyên dụng, không dùng quần lót chất liệu không thấm hút, gây bí ẩm vùng kín…
  • Không vận động nặng, không mang vác vật nặng, ngồi xổm…
  • Giữ tâm lý thoải mái trong thai kỳ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital