Ra máu báo bao lâu thì biết có thai?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thị Minh Đức

Trưởng đơn nguyên Điều trị

Máu báo thai được cho là một trong những dấu hiệu rõ ràng và sớm nhất khẳng định việc chị em đã có thai. Ra máu báo bao lâu thì biết có thai không phải điều mà chị em nào cũng nắm rõ. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này và giúp bạn đưa ra những lời khuyên hữu ích để có chế độ chăm sóc thai kỳ phù hợp. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Ra máu báo thai khi nào?

Ra máu báo thai là một tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Đây là một trong những dấu hiệu báo hiệu rằng sự thụ tinh thành công và phôi thai đã di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ. Khi phôi thai làm tổ tại tử cung, sẽ gây ra những tổn thương từ đó xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo hay còn gọi là ra máu báo thai.

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu báo hiệu sự thụ tinh thành công

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu báo hiệu sự thụ tinh thành công

Sau khi quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai, quá trình thụ tinh thành công, máu báo thai sẽ xuất hiện sau đó từ 7 – 14 ngày. Nếu tính theo ngày rụng trứng, máu báo sẽ xuất hiện sau đó từ 2 – 4 tuần.

Máu báo thai thường dễ bị nhầm lẫn với máu trong chu kỳ kinh nguyệt bởi máu báo thai thường xuất hiện trước kỳ kinh sau khoảng vài ngày. Đặc điểm nhận biết máu báo thai là:

– Máu báo thai thường ra ít hơn rất nhiều so với lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc màu nâu, máu ra kéo dài từ 2 – 7 ngày.

2. Ra máu báo tầm bao lâu thì biết có thai?

Máu báo được cho là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai. Tuy nhiên rất nhiều chị em không khỏi băn khoăn, lo lắng, không biết ra máu báo bao lâu thì biết có thai.

Ra máu báo bao lâu thì biết có thai không phải chị em nào cũng nắm rõ

Ra máu báo bao lâu thì biết có thai không phải chị em nào cũng nắm rõ

Trước tiên, chị em cần loại trừ khả năng ra máu báo bất thường như ra máu màu đỏ tươi kèm theo đau bụng dữ dội, sốt cao… Bởi đây là dấu hiệu chảy máu âm đạo khi chị em đã bị sảy thai, thai chết lưu, thai ngoài tử cung…. Trong trường hợp này, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời.

Sau khi đã loại trừ được khả năng trên, việc ra máu báo thai sẽ đồng nghĩa với việc chị em đang mang thai. Lúc này, chị em không cần lo lắng nữa, mà nên sử dụng các biện pháp thử thai để xác định tình trạng mang thai của mình.

Ngoài hiện tượng ra máu, nếu đã mang thai, chị em sẽ thấy xuất hiện thêm những hiện tượng như trễ kinh, tiểu nhiều, đau lưng, đau tức ngực, vùng da đầu ngực trở nên sẫm màu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thân nhiệt tăng cao…

3. Cần làm gì sau khi xuất hiện máu báo thai?

Nếu bạn đã xuất hiện máu báo thai, đây có thể là một dấu hiệu của việc phôi thai gắn kết vào tử cung. Sau khi đã xuất hiện máu báo kèm những hiện tượng của phụ nữ đang mang thai, chị em có thể sử dụng các biện pháp thử thai như dùng que thử thai để xác định tình trạng mang thai của mình.

Để chính xác nhất, chị em có thể áp dụng biện pháp siêu âm và thử máu tại bệnh viện

– Khi thử máu, bác sĩ sẽ xác định được nồng độ HCG có trong máu, đây là loại hormone chỉ xuất hiện ở phụ nữ có thai và xuất hiện ngay sau khi thụ thai thành công từ 6 – 8 ngày. Vì vậy, chị em có thể phát hiện mình có thai sớm thông qua phương pháp thử thai này.

– Khi siêu âm thai, thường ở tuần thai sớm bác sĩ sẽ cho mẹ siêu âm đầu dò. Phương pháp siêu âm này giúp nhìn thấy thai nhi từ tuần thai sớm. Bên cạnh đó có thể xác định các vấn đề khác như thai có làm tổ bên ngoài tử cung hay không.

Khi xuất hiện máu báo thai, chị em nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng mang thai

Khi xuất hiện máu báo thai, chị em nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng mang thai

Sau khi đã xác định mình đã mang thai, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn khuyến nghị cụ thể về việc chăm sóc. Hãy tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ đẻ có thai kỳ tốt nhất.

– Chị em cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.

– Tập trung vào việc ăn nhiều rau và quả tươi, thực phẩm giàu protein (như thịt, cá, trứng), các nguồn canxi (như sữa, sữa chua, phô mai), và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Tránh thức ăn có chứa chất béo, đường và thực phẩm không an toàn như thịt sống, hải sản sống, trứng sống, và các loại thực phẩm chế biến chưa đảm bảo vệ sinh.

– Tùy theo khuyến nghị của bác sĩ, hãy tập thể dục đều đặn. Đi bộ, bơi lội, yoga cho mang thai và các hoạt động nhẹ nhàng khác đều có lợi cho sức khỏe cả bạn và thai nhi. Tuy nhiên, tránh các hoạt động có nguy cơ cao hoặc có tiếp xúc mạnh.

– Bổ sung các loại thuốc bổ cần thiết trong thai kì theo chỉ định của bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh. Một số loại thuốc có thể có tác động tiêu cực đến thai nhi, vì vậy được tư vấn y tế chính xác và tuân thủ đúng là rất quan trọng.

– Theo dõi sự thay đổi của máu báo thai và bất kỳ triệu chứng nào khác. Nếu bạn gặp các triệu chứng như đau bụng cấp tính, ra máu nhiều hơn, hoặc có dấu hiệu suy yếu, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

– Bên cạnh đó, chị em cũng cần chuẩn bị kỹ càng về sức khỏe, tinh thần và kiến thức để quá trình mang thai và sinh nở được diễn ra tốt đẹp và thuận lợi hơn.

– Tuân thủ lịch kiểm tra thai kỳ định kỳ với bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo rằng sự phát triển của thai nhi diễn ra đúng cách và phát hiện sớm bất kỳ vấn đề y tế nào.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp chị em giải đáp khi nào thì xuất hiện máu báo thai và những điều quan trọng cần làm khi xuất hiện máu báo thai. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những quan tâm khi chuẩn bị làm mẹ. Nếu nhu cầu thăm khám thai hay chăm sóc thai kỳ trọn gói, an tâm đón con chào đời, bạn có thể liên hệ với TCI để được tư vấn và hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital