Liệu bạn đã biết quy trình tầm soát ung thư vòm họng

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư vòm họng là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có tốc độ tiến triển nhanh. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng cảm cúm thông thường vì vậy người mắc thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Do đó, những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên tiến hành tầm soát ung thư vòm họng sớm để nhận diện dấu hiện bệnh kịp thời, tăng tỷ lệ điều trị hiệu quả. Vậy quá trình tầm soát ung thư vòm họng như thế nào?

1.Bệnh ung thư vòm họng có nguy hiểm hay không?

Tại Việt Nam, bệnh ung thư vòm họng hiện đang đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ và đứng top 5 trong các bệnh ung thư nói chung. Điều đáng nói, các triệu chứng của bệnh lại không rõ ràng nên việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn. Phần lớn người bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn dẫn tới tỷ lệ tử vong rất cao

Bên cạnh đó, ung thư vòm họng còn có diễn biến bệnh rất nhanh. Các tế bào ung thư vòm họng một khi đã xâm nhập vào cơ thể thì sẽ nhanh chóng di căn đến các cơ quan khác, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Ngoài ra, tỷ lệ tái phát của bệnh cũng rất cao và đe dọa trực tiếp sức khỏe cũng như tính mạng của người mắc bệnh.

tầm soát ung thư vòm họng như thế nào

Ung thư vòm họng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và ngày càng có xu hướng gia tăng

Đáng lo ngại, hiện nay tình trạng mắc ung thư vòm họng ở nước ta đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng do tác động của ô nhiễm môi trường, khói thuốc, thực phẩm bẩn, áp lực cuộc sống….

Sự nguy hiểm của ung thư còm họng còn nằm ở chỗ, bệnh thường rất dễ nhầm với những bệnh lý khác như là viêm amidan hay viêm họng… Dẫn tới hậu quả là người bệnh thường chủ quan không đi khám nên đoán sai bệnh, điều trị sai cách. Từ đó khiến mầm mống ung thư phát triển và bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

2.Các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vòm họng cần lưu ý

  • Đau nhức đầu âm ỉ và không thành cơn.
  • Cảm thấy ù tai, tiếng trầm như tiếng xay thóc hoặc ve kêu.
  • Ngạt mũi từng lúc. Đôi khi có khịt khạc máu mũi.
  • Có thể xuất hiện hạch cổ.

Ngoài ra, các dấu hiệu muộn của bệnh thường xuất hiện 6 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên như:

  • Sờ thấy hạch cổ cao.
  • Các triệu chứng ở tai, mũi, mắt ( như giảm thị lực, nhìn đôi, sụp mí…) nặng nề hơn và tăng dần.
  • Triệu chứng do chèn ép dây thần kinh như: liệt mặt…

Khi có các triệu chứng trên, bạn cần đến khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để nội soi vòm họng nhằm kiểm tra phát hiện sớm đồng thời khám với bác sỹ chuyên khoa ung bướu để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh (nếu có).

quy trình tầm soát ung thư vòm họng như thế nào

Cần chủ động nhận biết sớm các dấu hiệu của ung thư vòm họng và thăm khám kịp thời

3.Tại sao không nên bỏ qua việc tầm soát ung thư vòm họng

Tầm soát ung thư vòm họng là thủ thuật sàng lọc nhằm tìm kiếm các tế bào đột biến ở một người trước khi đối tượng đó có bất kỳ triệu chứng nào. Tầm soát ung thư sẽ giúp bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Từ đó khiến cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn, tăng cơ hội chữa bệnh hiệu quả.

Trong trường hợp bạn đang mang bệnh thì việc phát hiện sớm dấu hiệu bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả để tăng cơ hội điều trị thành công. Bên cạnh đó, điều trị ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm cũng sẽ giúp chi phí không quá tốn kém và tinh thần người bệnh cũng tốt hơn rất nhiều.

các bước tầm soát ung thư vòm họng như thế nào

Việc tầm soát ung thư vòm họng giúp bạn nhận diện sớm mầm mống ung thư để tăng tỷ lệ điều trị bệnh hiệu quả

Còn trường hợp bạn không mắc bệnh, việc tầm soát ung thư cũng sẽ giúp bạn biết sức khỏe của mình đang ở mức độ nào. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để bạn điều chỉnh thói quen sinh hoạt nhằm phòng ngừa ung thư và nhiều căn bệnh khác.

3.Giải đáp những vấn đề xoay quanh việc tầm soát ung thư vòm họng như thế nào?

3.1. Những đối tượng nào nên quan tâm đến việc tầm soát ung thư vòm họng như thế nào?

Nếu bạn thuộc các nhóm yếu tố nguy cơ dưới đây, hãy lưu ý tìm hiểu kỹ về căn bệnh ung thư vòm họng cũng như quy trình tầm soát ung thư để giúp bản thân không phải đối diện với “hung thần” ung thư:

  • Người nhiễm loại virus Epstein Barr (viết tắt là EBV)
  • Người thường tiếp xúc nhiều với khói bụi ô nhiễm
  • Người hay có thói quen ăn nhiều đồ muối, ít ăn rau quả, dùng cần sa,…
  • Người hay hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều
  • Tiền sử gia đình từng có người ung thư vòm mũi họng

Những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh ung thư vòm họng nêu trên nên được tiến hành tầm soát định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần. Bên cạnh đó, khi bạn hoặc người thân của mình có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế uy tín để tiến hành tầm soát ung thư nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tránh để bệnh bước vào giai đoạn muộn.

3.2.Giải đáp câu hỏi: Quy trình tầm soát ung thư vòm họng như thế nào?

Việc tiến hành tầm soát ung thư vòm họng sẽ được diễn ra như thế nào là băn khoăn của không ít người khi lần đầu đăng ký gói khám. Dưới đây là một số bước khám phổ biến mà khách hàng thường gặp:

  • Thăm khám lâm sàng cho vùng họng, đầu và cổ. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để phát hiện bệnh lý.
  • Thực hiện các xét nghiệm để tìm dấu ấn ung thư. Tiến hành chụp CT vòm họng để nhận diện được sự phát triển của khối u (nếu có).
  • Sinh thiết để đánh giá xem đó là khối u lành tính hay ác tính.
  • Việc thăm khám lâm sàng kết hợp với phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh và xét nghiệm là cách giúp các chuyên gia bác sĩ đánh giá và đưa ra những kết quả chính xác nhất.
giải đáp câu hỏi tầm soát ung thư vòm họng như thế nào

Bạn nên lựa chọn các bệnh viện uy tín để thực hiện tầm soát ung thư vòm họng một cách thuận lợi và đạt kết quả tốt

3.3.Các phương pháp nên thực hiện trong tầm soát ung thư vòm họng

Các phương pháp thường sử dụng trong chẩn đoán ung thư vòm họng bao gồm:

  • Nội soi NBI: Nội soi NBI giúp phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu trong các trường hợp ung thư vòm họng giai đoạn sớm. Đó là lúc mà khối u còn khu trú, chưa có hạch di căn. Từ đó giúp kết quả điều trị đạt kết quả tốt hơn và tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.
  • Sinh thiết: Sinh thiết vòm họng qua thiết bị nội soi, đặc biệt là thông qua nội soi NBI sẽ cho kết quả chính xác hơn vì lúc này khối u được quan sát rõ nét nhất. Lúc này, người thực hiện thủ thuật sẽ có khả năng lấy được mô tế bào ở vị trí tế bào ung thư đang phát triển mạnh.
  • Chụp CT Scanner: Chụp CT Scanner giúp bác sĩ đánh giá được mức độ xâm lấn của khối u thông qua hình ảnh chụp.
  • Xét nghiệm sinh hoá: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thử các phản ứng huyết thanh IgA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trước, trong và sau điều trị để đánh giá tiên lượng của bệnh…

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về việc tầm soát ung thư vòm họng. Đừng quên tiến hành tầm soát ung thư định kỳ hàng năm để phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời, bảo vệ cho sức khỏe của mình nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital