Khám phụ khoa là điều vô cùng quan trọng với những chị em trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng nắm rõ về thời điểm cũng như quy trình đi khám phụ khoa như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Khám phụ khoa gồm khám những gì?
Phụ khoa là cụm từ ám chỉ những bộ phận ở cơ quan sinh dục của chị em phụ nữ, bao gồm âm đạo, âm hộ, buồng trứng, cổ tử cung,… Chức năng của chúng là để tạo nên bộ phận sinh dục hoàn chỉnh ở cơ thể của nữ giới, đồng thời đảm nhiệm khả năng sinh sản của chị em.
Khi cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm, chị em sẽ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy, ẩm ướt, sưng tấy đỏ, khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu,… ở vùng kín. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng lớn tới chức năng sinh lý cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Khi gặp phải những dấu hiệu trên, chị em nên nhanh chóng đi khám phụ khoa để được bác sĩ kiểm tra và có phương án xử trí kịp thời.
Khám phụ khoa là quá trình khám tổng quát toàn bộ cơ quan sinh dục của chị em phụ nữ bao gồm âm đạo, âm hộ, tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng,… Quá trình khám phụ khoa này diễn ra vô cùng cẩn thận và chi tiết, từ khâu thăm khám lâm sàng cho tới khâu tiến hành thực hiện các xét nghiệm, siêu âm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất việc chị em có đang mắc phải căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào hay không.
2. Thời điểm nào chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa?
Trên thực tế, chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng/ lần để đảm bảo sức khỏe sinh sản của bản thân. Tuy nhiên, khi gặp phải một số triệu chứng đặc biệt sau, chị em nên nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám phụ khoa:
2.1. Cơ quan sinh dục có dấu hiệu bất thường
Khi các cơ quan sinh dục có dấu hiệu bất thường, chị em nên nhanh chóng đi khám phụ khoa ngay. Bởi lẽ đây là điều cơ bản giúp chị em phụ nữ bảo vệ được sức khỏe sinh sản của mình và hạn chế những hệ lụy về sau.
Một số dấu hiệu bất ổn cảnh báo cơ quan sinh dục của chị em có vấn đề là:
– Đau vùng chậu và cảm thấy khó chịu ở vùng bụng
– Âm đạo chảy máu một cách bất thường
– Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn
– Dịch tiết âm đạo trở nên bất thường, bị chuyển màu hoặc có mùi hôi
– Cảm thấy đau rát hoặc ngứa ngáy ở vùng kín
– Gặp những biểu hiện bất thường liên quan đến tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu buốt
2.2. Bị đau rát sau khi quan hệ tình dục
Đau rát khi quan hệ tình dục được phân chia thành nhiều loại. Tuy nhiên, nếu cơn đau rát trở nên dữ dội và kéo dài thì chị em cần phải đi khám phụ khoa ngay lập tức. Đặc biệt là trong những trường hợp chảy máu âm đạo bất thường sau khi qua hệ.
2.3. Trước khi kết hôn hoặc mang thai
Việc khám tiền hôn nhân cũng như trước khi mang thai vô cùng quan trọng. Bởi lẽ điều này sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe sinh sản của bản thân. Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em chế độ dinh dưỡng tốt nhất cũng như những cách chăm sóc cơ quan sinh sản.
3. Quy trình đi khám phụ khoa sẽ như thế nào?
Trên thực tế, quy trình đi khám phụ khoa còn tùy thuộc vào từng bệnh viện. Tuy nhiên, về cơ bản, quy trình khám phụ khoa rất đơn giản, chủ yếu bao gồm những nội dung sau:
3.1. Khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài
Đầu tiên, khi đi khám phụ khoa, chị em sẽ được bác sĩ khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra vùng bụng của chị em để xem có u cục hay tổn thương nào không. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra bước này bằng mắt và tay. Do đó, chị em sẽ không phải lo đến việc đi khám phụ khoa có đau hay không.
3.2. Khám bộ phận sinh dục bằng dụng cụ chuyên dụng
Sau khi kiểm tra sơ qua bộ phận sinh dục bên ngoài, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng như mỏ vịt để khám bộ phận sinh dục bên trong âm đạo. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu dịch âm đạo và tế bào tử cung để soi cũng như làm xét nghiệm.
Nhiều chị em phụ nữ có tâm lý lo lắng và sợ bị đau khi bác sĩ sử dụng mỏ vịt thăm khám âm đạo. Tuy nhiên, trên thực tế thì mỏ vịt đã được khử trùng và bôi trơn trước nên ít tạo ra cảm giác đau đớn khi thăm khám.
3.3. Siêu âm
Khi đi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật siêu âm đầu dò để quan sát kỹ các cơ quan sinh sản bên trong như tử cung, vòi trứng, buồng trứng,… Đây là một kỹ thuật đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nhưng nếu được thăm khám bởi những cơ sở y tế uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm thì chị em không cần phải lo lắng.
3.4. Khám phụ khoa bằng tay
Đây là bước cuối cùng khi khám phụ khoa ở chị em phụ nữ. Với bước này, bác sĩ sẽ đeo găng tay được bôi trơn và đặt 1 – 2 ngón tay vào trong âm đạo của chị em để kiểm tra dịch tiết từ tử cung, cổ tử cung hoặc phát hiện khối u trực tràng,… Bước khám phụ khoa bằng tay này rất đơn giản nên chị em không phải lo bị đau đớn gì.
4. Những điều chị em nên lưu ý trước khi đi khám phụ khoa
Mặc dù quy trình khám phụ khoa rất đơn giản, nhưng chị em vẫn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
– Không nên đi khám phụ khoa vào những ngày hành kinh vì sẽ có nhiều phương pháp khám không được thực hiện trong thời gian này. Bên cạnh đó, nó sẽ khiến quá trình khám phụ khoa của bác sĩ bị cản trở vì vùng kín của chị em lúc này rất dễ bị tổn thương.
– Duy trì tâm lý thoải mái nhất, nên gạt bỏ những lo lắng và áp lực trong đầu để quá trình khám phụ khoa diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để việc khám phụ khoa được diễn ra chính xác nhất. Đồng thời, chị em cũng không nên thụt rửa sâu trong âm đạo.
– Không nên đi khám phụ khoa khi vừa quan hệ tình dục xong vì kết quả lúc này sẽ không chính xác. Tốt nhất, chị em nên kiêng quan hệ tình dục khoảng 2 – 3 ngày rồi mới đi khám.
– Nên lựa chọn những bệnh viện uy tín và an toàn, có cơ sở hạ tầng sạch sẽ, khang trang, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, có trình độ để kết quả khám phụ khoa chính ác nhất.
Qua chia sẻ trên đây, hy vọng các chị em đã hiểu rõ về quy trình đi khám phụ khoa như thế nào. Khám phụ khoa là việc nên thực hiện định kỳ, không nên đợi tới khi cơ quan sinh sản có dấu hiệu cảnh báo mới đi khám. Tốt nhất chị em nên đi khám phụ khoa 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm nhất những bất thường nếu có.