Dịch vụ lấy cao răng được thực hiện tại các cơ sở răng hàm mặt hiện nay và được coi là dịch vụ cơ bản trong nha khoa. Nếu là một người quan tâm đến sức khỏe, chắc hẳn bạn đã từng đi lấy cao răng. Vậy, bạn có nhớ quy trình này được thực hiện như thế nào không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề cao răng cũng như quy trình chuẩn cần thiết khi lấy cao răng cho bản thân mình.
Menu xem nhanh:
1. Quy trình dịch vụ lấy cao răng cho bệnh nhân tại nha khoa
Cao răng rất dễ nhận biết với lớp màu ố vàng, nâu đỏ, thậm chí là màu đen gây mất thẩm mỹ cùng nhiều nguy cơ bệnh lý răng miệng. Với nhiều trường hợp, sau quá trình lấy cao răng, răng của chúng ta sẽ khôi phục lại màu trắng sứ nguyên bản. Tuy vậy, việc ăn uống hằng ngày cùng thói quen vệ sinh không hợp lý có thể khiến cao răng sớm trở lại cùng những nguy cơ cũ. Chính vì thế, việc lấy cao răng thường được thực hiện định kỳ nhằm kiểm soát cao răng cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng cho chúng ta.
Khi thực hiện lấy cao răng tại các nha khoa, quy trình cơ bản được tiến hành như sau:
1.1. Khám sơ bộ
Việc khám sơ bộ ban đầu trước khi lấy cao răng nhằm xác định: bệnh nhân có bệnh lý toàn thân nào không phù hợp với việc lấy cao răng hoặc với phương pháp lấy cao răng tại nha khoa, có cần điều trị trước lấy cao răng, hoặc những lưu ý cần thiết khi lấy cao răng,… Việc xác định lấy cao răng bằng phương pháp nào phù hợp cũng sẽ được các bác sĩ nha khoa cân nhắc trong quá trình này.
1.2. Vệ sinh răng miệng và tìm cao răng
Việc vệ sinh răng miệng trước khi lấy cao răng nhằm loại bỏ lượng lớn vi khuẩn trong trong miệng, phòng chống vấn đề viêm nhiễm cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, dịch vụ vệ sinh này cũng là một phần nhằm đánh giá tình trạng răng miệng, tìm cao răng cũng như giúp việc lấy cao răng thuận tiện hơn với nha sĩ.
1.3. Lấy cao răng
Lấy cao răng được thực hiện bằng nhiều phương pháp nhằm phù hợp với nha khoa và phù hợp với bệnh nhân.
Bộ dụng cụ lấy cao răng bằng tay là cách đơn giản và truyền thống nhằm lấy cao răng thủ công, do các nha sĩ kinh nghiệm thực hiện. Trong khi đó, các phương pháp dùng sóng siêu âm với tần số rung phù hợp nhằm tác động đến lớp cao răng là phương pháp mới với tính chính xác, thực hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn đang được khuyến khích sử dụng. Với phương pháp này, bệnh nhân có thể tránh những vấn đề có thể gặp phải trong khi lấy cao răng như việc chảy máu, tổn thương răng bởi các vết lõm,…
Việc lấy cao răng cần thực hiện một cách cẩn thận, nhẹ nhàng và được thực hiện bởi nha sĩ kinh nghiệm, tránh những tai nạn không cần thiết.
1.4. Làm láng mịn răng
Sau khi lấy cao răng, nhất là với các cách thủ công, bề mặt răng có thể nhám. Do đó, cần làm láng bề mặt răng bằng việc sử dụng thuốc hoặc các dụng cụ cần thiết. Thao tác này cũng nhằm giúp răng bóng hơn, hạn chế mảng bám cùng tình trạng cao răng trở lại với bệnh nhân.
1.5. Vệ sinh kết thúc
Kết thúc quá trình dịch vụ lấy, loại bỏ cao răng, nha sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân, kiểm tra lại và hoàn tất quá trình. Bên cạnh đó là những nhắc nhở cần thiết sau khi lấy cao răng mà bệnh nhân cần lưu ý.
2. Một số lưu ý về việc lấy cao răng
2.1. Thực hiện lấy cao răng định kỳ
Việc lấy cao răng mang nhiều ý nghĩa:
– Cho răng trắng sáng, nhẵn bóng, khôi phục tính thẩm mỹ nguyên bản cho răng.
– Loại bỏ những tình trạng như răng xỉn màu, răng đổi màu, hôi miệng, chảy máu chân răng, ê buốt răng do cao răng.
– Phòng ngừa sự trở lại của các bệnh lý và vấn đề như viêm lợi, viêm nha chu, răng yếu, không bám chắc vào lợi,…
– Loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng trong điều trị bệnh lý.
– Hạn chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây axit làm sâu răng
Cao răng bắt nguồn từ vấn đề mảng bám, hình thành từ việc ăn uống hằng ngày của chúng ta. Do đó, sau khi lấy cao răng, việc mảng bám hình thành và cao răng tái diễn là điều rất dễ xảy ra. Việc lấy cao răng định kỳ vì thế cũng càng cần thiết hơn nhằm bảo đảm thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng lợi.
2.2. Những người cần cân nhắc hoãn tạm thời dịch vụ lấy cao răng
Dù là dịch vụ cơ bản và cần thiết với mọi người nhưng sẽ có một số trường hợp cần xem xét đình chỉ việc lấy cao răng, hoặc cần cân nhắc cách lấy cao răng phù hợp như:
– Tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, lở loét, hoại tử cấp tính.
– Bệnh nhân tắc nghẽn đường hô hấp trên, hiện tại không thể thở được bằng mũi.
– Tình trạng viêm tủy cấp tính, dễ ê buốt, không chịu được độ rung của dụng cụ lấy cao răng.
– Bệnh nhân đái tháo đường ở giai đoạn có những biến chứng nghiêm trọng.
– Bệnh nhân có vấn đề bệnh lý suy giảm miễn dịch, bệnh lý về máu hoặc lây truyền qua đường nước bọt.
– Người có bệnh lý thần kinh hoặc co giật, khó làm chủ hành vi và hoạt động của bản thân
– Phụ nữ mang bầu giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ
– Trẻ em dưới 10 tuổi.
2.3. Sau khi lấy cao răng
Sau khi thực hiện lấy cao răng tại nha khoa, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề để bảo vệ răng lợi cũng như hạn chế tình trạng quay lại của cao răng bằng các cách như:
– Không ngay lập tức ăn/uống các đồ dễ để lại mảng bám cũng như có hại cho răng như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại đồ dễ dính bám, cafe hoặc các nước có màu, đồ uống nhiều đường, các thức ăn/nước uống quá nóng hoặc quá lạnh,…
– Sử dụng bàn chải mềm, chỉ nha khoa, cạo lưỡi, nước súc miệng và kem đánh răng để làm sạch răng miệng hằng ngày.
– Thực hiện đánh răng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối đúng kỹ thuật và không đánh răng ngay sau khi ăn.
– Ăn uống lành mạnh, đủ hàm lượng canxi, bổ sung rau củ giàu vitamin để tăng cường thể chất.
– Không sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, bia rượu,…
– Thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng cũng như phát hiện các bất thường. Đồng thời, định kỳ 6 tháng tiến hành làm sạch và lấy cao răng kịp thời, đúng lúc.
Như vậy, dịch vụ lấy cao răng là lựa chọn cần thiết cho sức khỏe răng miệng của mỗi chúng ta. Việc lấy cao răng không chỉ đảm bảo vấn đề thẩm mỹ, mà còn ngăn ngừa tình trạng cao răng, giải quyết các vấn đề răng miệng với những trường hợp đặc biệt qua việc làm sạch, hạn chế vi khuẩn và định hướng từ nha sĩ. Việc lấy cao răng định kỳ cũng là điều mà các nha sĩ luôn lưu ý trong quá trình chăm sóc răng miệng của chúng ta.