Phương pháp xét nghiệm tiểu đường hiện nay có hiệu quả không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm tiểu đường được ứng dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh. Vậy các phương pháp này có thực sự hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu các phương pháp xét nghiệm tiểu đường phổ biến hiện nay

Tiểu đường, hay còn gọi bệnh đái tháo đường, là một trong những bệnh lý nguy hiểm bởi các biến chứng của nó ảnh hưởng mạnh tới tim mạch, não bộ…thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy làm thế nào để chẩn đoán chính xác bản thân có mắc căn bệnh nguy hiểm này không?

1.1. Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường

Theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao và không chừa bất kỳ một độ tuổi nào, kể cả người trẻ tuổi. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây cần lưu ý để tiến hành thực hành xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường:

– Người béo phì, thừa cân: Do nhóm đối tượng này thường mắc rối loạn chuyển hóa, lượng mỡ trong máu cao bởi chế độ ăn uống không khoa học. Hơn nữa, béo phì thường liên quan trực tiếp tới huyết áp và đường huyết – nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường.

– Người mắc bệnh gout: Các biến chứng của gout sẽ làm lượng tiểu đường tăng cao.

– Người có huyết áp cao, rối loạn mỡ máu: Các chỉ số trong máu và huyết áp bất thường khiến lượng đường huyết rối loạn dẫn đến tiểu đường.

– Phụ nữ u nang buồng trứng

– Phụ nữ đang mang thai: Đa phần phụ nữ mang thai thường là đối tượng của tiểu đường bởi quá trình đào thải hoóc – môn Lactogen, Estrogen, Progesteron, Prolactin,…làm kháng insulin gây tăng đường máu, dẫn đến tiểu đường.

xét nghiệm tiểu đường

Người thừa cân, béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường

1.2. Các phương pháp xét nghiệm tiểu đường phổ biến

Y học tiên tiến cho phép nhiều phương pháp xét nghiệm chỉ số tiểu đường để đảm bảo kết luận chính xác cho người bệnh, an tâm điều trị. Hiện nay có đến 5 phương pháp phổ biến chuyên dùng trong xét nghiệm chỉ điểm bệnh tiểu đường, bao gồm:

Xét nghiệm đường niệu

Phương pháp này còn có tên gọi khác là glucose nước tiểu, là hình thức kiểm tra đường niệu để phát hiện có xuất hiện glucose hay không. Thông thường, ngưỡng của thận với glucose là 160-180 mg/dL. Khi lượng đường trong máu vượt quá giá trị này, thận sẽ không hấp thụ được thêm và có sự xuất hiện glucose trong nước tiểu.

Xét nghiệm glucose máu ngẫu nhiên

Phương pháp xét nghiệm glucose ngẫu nhiên là hình thức xét nghiệm tại thời điểm bất kỳ mà không quan tâm đến bệnh nhân đã ăn gì, ăn bao lâu. Nếu chỉ số đường huyết cao hơn 180mg/dL thì bạn đã mắc tiểu đường.

xét nghiệm đái tháo đường

Xté nghiệm đường huyết glucose trong máu là phương pháp phổ biến

Xét nghiệm glucose lúc đói

Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay được các chuyên gia chuyên dùng trong chẩn đoán tiểu đường. Trước khi thực hiện phương pháp xét nghiệm này, bệnh nhân bắt buộc phải nhịn ăn trước 8 tiếng đồng hồ. Định mức chỉ số sẽ được căn cứ như sau để đi đến kết luận cuối cùng:

– Nếu glucose >= 126mg/dL: Bệnh nhân đã mắc bệnh đái tháo đường

– Từ 100 – 125mg/dL thì bạn đang có nguy cơ mắc tiểu đường

– Nếu glucose < 100mg/dL thì bạn hoàn toàn bình thường

Xét nghiệm HbA1c

Đây là hình thức kiểm tra tình trạng gắn kết glucose trên Hb hồng cầu, bệnh nhân không cần nhịn ăn vẫn có thể tiến hành xét nghiệm. 

– Nếu HbA1c >= 6.5% thì bệnh nhân chắc chắn đã mắc bệnh đái tháo đường

– Từ 5.7 – 6.4% bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cần điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ để đưa chỉ số về mức bình thường.

– Nếu HbA1c < 5.7% thì cơ thể hoàn toàn bình thường.

phương pháp xét nghiệm bệnh tiểu đường

HbA1c là phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất trong chẩn đoán bệnh tiểu đường

Tùy vào thể trạng cơ thể và sức khỏe của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất.

2. Phương pháp xét nghiệm các chỉ số tiểu đường có thực sự hiệu quả?

Đái tháo đường là căn bệnh xảy ra khi lượng đường huyết trong máu tăng cao, do đó việc xét nghiệm lượng glucose có trong máu là phương pháp hiệu quả hiện nay để chẩn đoán bệnh nhân có mắc bệnh hay không. Người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành thủ tục xét nghiệm phù hợp theo yêu cầu của bác sĩ để đảm bảo kết quả chẩn đoán chuẩn xác nhất.

Hiện nay, ngoài phương pháp xét nghiệm máu để đánh giá chỉ số đường huyết thì còn rất nhiều phương pháp khác giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý tiểu đường. Tuy nhiên, xét nghiệm vẫn được xem là bước căn bản đầu tiên, làm tiền đề để bác sĩ có cái nhìn tổng quan về thể trạng sức khỏe của người bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các bước khám chuyên sâu hơn để đi đến kết luận chính xác về bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

3. Những lưu ý quan trọng khi đi xét nghiệm bệnh tiểu đường

Trước khi đến bệnh viện làm thủ tục xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường, bạn nên lưu ý những điều sau để đảm bảo kết quả được chính xác nhất và có phương pháp điều trị phù hợp:

– Nên thực hiện xét nghiệm vào lúc sáng sớm và nhịn đói trước 8 giờ.

– Nếu bạn đang sử dụng thuốc liên quan đến các biến chứng của mắt và hạ lipid trong máu, hãy dừng lại trước ngày làm xét nghiệm

– Không được sử dụng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hạ đường huyết trước khi thực hiện xét nghiệm

Trên đây là những lưu ý chung cho người bệnh khi tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên, tùy vào từng phương pháp xét nghiệm mà sẽ có những lưu ý riêng.

xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Tùy vào thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về các phương pháp xét nghiệm tiểu đường phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc thực hiện phương pháp xét nghiệm này, quý vị cũng nên lưu ý thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 1 năm/lần để theo dõi, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể và có biện pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital