Phương pháp phục hồi sau tai biến cho người bệnh nhanh

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Hầu hết người bệnh sống sót qua cơn tai biến đều để lại những di chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt vì vậy việc áp dụng phương pháp phục hồi sau tai biến cần được tiến hành thường xuyên, đúng cách.

1. Biến chứng thường gặp sau tai biến

Theo thống kê của Bộ y tế cho biết, trong số 50% bệnh nhân tai biến mạch máu não may mắn sống sót, có tới 92% mắc di chứng về vận động, 68% biến chứng vừa và nhẹ, 27% di chứng nặng.

  • Liệt nửa người: Theo thống kê, có tới 92% người bị tai biến mạch máu não bị chứng liệt nửa người. Đây là di chứng nặng nề nhất, người bệnh gặp khó khăn trong đi lại, cử động tay chân. Họ dễ mắc thêm chứng rối loạn tâm lý do mang mặc cảm tự ti vì mình là gánh nặng của gia đình.
Di chứng sau tai biến mạch máu não thường khó điều trị cần phải kiên trì

Di chứng sau tai biến mạch máu não thường khó điều trị cần phải kiên trì

  • Rối loạn ngôn ngữ: thường biểu hiện qua triệu chứng không phát âm được. Cụ thể, người bệnh sẽ bị méo tiếng, phát âm bị mất nguyên âm cuối. Trong trường hợp nặng, có người sau tai biến trở nên nói bập bẹ như trẻ mới tập nói.
  • Không tự chủ tiểu tiện: đây là biến chứng thường thấy nhất với người bị tai biến mạch máu não. Việc không tự chủ tiểu tiện mang đến những bất tiện trong cuộc sống, dễ làm người bệnh cáu gắt, mệt mỏi và bức bối.

2. Phương pháp phục hồi sau tai biến

Sau khi điều trị tai biến mạch máu não tại bệnh viện, người bệnh về nhà cần tiếp tục điều trị di chứng bằng các biện pháp trị liệu

Điều trị bằng phương pháp châm cứu:

  • Huyệt ở tay: kiên ngung, kiên tỉnh, tý nhu, khúc trì, hợp cốc, bát tà, nội quan…
  • Huyệt ở chân: hoàn khiêu, phong thị, dương lăng tuyền, âm lăng tuyền, huyết hải, túc tam lý, phong long, tam âm giao, giải khê, thái xung, hành gian, bát phong…
  • Huyệt ở vùng đầu mặt cổ: bách hội, hạ quan, giáp xa, địa thương, thượng liêm tuyền, thiên đột…

Điện châm: Quá trình thực hiện bệnh nhân nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Mỗi ngày châm một lần, thời gian lưu kim: 25 – 30 phút.

Châm cứu là một trong những phương pháp phục hồi sau tai biến hiệu quả

Châm cứu là một trong những phương pháp phục hồi sau tai biến hiệu quả

Liệu trình điều trị: từ 30 – 45 lần châm, tùy theo mức độ bệnh, sau đó có thể nhắc lại một số liệu trình tiếp theo.

Thủy châm: huyệt giáp tích tương ứng với chi liệt, kiên ngung, thủ tam lý, phong thị, túc tam lý, thừa sơn, dương lăng tuyền, giải khê.

Để thủy châm vào một số huyệt: Sử dụng vitamin B1, B6, B12 liều cao, các thuốc tăng cường tuần hoàn não, tăng cường dinh dưỡng thần kinh (cerebrolysin, citicolin, gliatilin…) để hỗ trợ điều trị.

Xoa bóp bấm huyệt và tập luyện là biện pháp không thể thiếu khi chữa di chứng trúng phong, đặc biệt đối với tình trạng bán thân bất toại trong giai đoạn phục hồi di chứng.

Có một số điều bạn và những người trong gia đình có thể học những kỹ năng cần thiết để chăm sóc hàng ngày và hỗ trợ người bệnh tại nhà. Xoa bóp vùng đầu mặt, lưng và tay chân, trọng tâm là bên liệt. Tiến hành cho bệnh nhân tập sớm từ thụ động đến chủ động tùy theo tình trạng của bệnh nhân.

Đề phòng tai biến tái phát cần tuân thủ điều trị, theo dõi sức khỏe định kỳ; Kiểm soát yếu tố nguy cơ; Phòng tránh các yếu tố bất lợi: nóng, lạnh đột ngột, gắng sức, stress,…Tập luyện là một nội dung rất quan trọng trong phục hồi chức năng sau tai biến.

Theo suckhoedoisong.vn

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital