Răng mọc ngầm là trường gặp cũng khá thường gặp. Tuy mức độ nguy hiểm của tình trạng này không cao nhưng cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định. Thậm chí nếu không theo dõi tốt, những nguy cơ biến chứng vẫn có thể xảy ra. Vậy làm sao để có thể nắn chỉnh răng mọc ngầm hiệu quả?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về răng mọc ngầm
1.1 Thế nào là răng mọc ngầm?
Răng mọc ngầm là những chiếc răng mọc lên nhưng bị kẹt lại trong xương hàm. Hoặc những chiếc răng này có thể không xuyên qua được nướu để nhô ra ngoài. Nhìn chung, bằng mắt thường ta sẽ không thể thấy răng mọc ngầm xuất hiện.
Răng mọc ngầm thường sẽ gây ra một số triệu chứng:
– Ở độ tuổi đang mọc răng vĩnh viễn, răng sữa lâu rụng hoặc không rụng và cùng vị trí ấy, răng vĩnh viễn cũng bị mọc muôn hơn những răng khác.
– Răng mọc ngầm được nhìn thấy khi chụp X-quang.
– Sờ trong miệng thấy có những vùng cứng như răng ở phần dọc theo ổ xương. Vùng lợi trồi lên bất thường.
– Cảm giác đau nhức, ê buốt ở khu vực xung quanh răng mọc ngầm.
– Cảm giác đắng miệng, hôi miệng lâu dần sẽ dẫn tới viêm nướu.
1.2 Nguyên nhân khiến răng mọc ngầm
Trên thực tế, trong quá trình hình thành răng vĩnh viễn, chiếc răng nào cũng có thể rơi vào tình trạng mọc ngầm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng bị mọc ngầm này. Thông thường, răng mọc ngầm xảy ra do cung hàm không có đủ chỗ cho răng được phát triển hoàn toàn. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể do răng sữa không rụng, răng mọc sai hướng hay u nang lợi nướu, …
1.3 Những trường hợp thường xảy ra răng mọc ngầm
Có 2 trường hợp thường xuất hiện tình trạng răng mọc ngầm:
– Trường hợp thứ nhất là với răng khôn. Tình trạng này sẽ gây không ít ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Khi đó, ta có thể điều trị bằng cách nhổ bỏ.
– Trường hợp thứ hai là răng nanh. Nếu như răng nanh bị mọc ngầm và có những bất thường về hình dạng, ảnh hưởng sức khỏe sẽ được chỉ định nhổ bỏ. Trong trường hợp tình trạng vẫn có thể điều trị duy trì thì bác sĩ sẽ nắn chỉnh răng mọc ngầm để khắc phục.
2. Những ảnh hưởng từ răng mọc ngầm
Răng mọc ngầm có thể gây ra những khó khăn với việc vệ sinh. Đồng thời, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, có thể gây nguy hiểm với sức khỏe răng miệng như:
– Sâu răng ngầm hoặc bị sâu răng ở kế cận. Tình trạng này do răng mọc ngầm và không thể được thực hiện vệ sinh tốt. Từ đó, thức ăn dễ bám vào và gây sâu răng. Trong trường hợp không điều trị kịp thời, tình trạng sâu sẽ lan sang răng kế cận.
– Răng mọc ngầm sẽ chèn ép vào những răng và các cấu trúc xung quanh. Từ đó, hiện tượng bị xô lệch, biến dạng hàm có thể xảy ra. Điều này có nguy cơ gây tổn thương tới dây chằng cùng mô mềm ở xung quanh. Người bệnh sẽ có cảm giác hàm đau nhức, sưng tấy.
– Răng mọc ngầm còn có thể tạo ra nang quanh thân răng, Từ đó, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để sinh sống, gây nên viêm nhiễm. Nếu tình trạng này không xử lý kịp thời sẽ gây nên các tổn thương răng lân cận cùng xương hàm.
3. Có nên nhổ răng mọc ngầm?
Nhổ răng bị mọc ngầm là phương pháp được chỉ định khi răng dẫn tới những tiêu cực cho sức khỏe răng miệng. Cụ thể:
– Răng khôn: Các trường hợp răng khôn mọc ngầm hầu hết đều được chỉ định nhổ bỏ. Điều này là bởi răng khôn có thể gây những nguy hiểm cho răng số 7 bên cạnh. Răng số 7 chịu ảnh hưởng có thể lung lay và yếu đi theo thời gian.
– Răng mọc ngầm ác tính: Những răng mọc ngầm có nguy cơ ác tính, nang răng phát triển bình thường nhưng làm giảm đi thể tích xương hàm. Điều này khiến suy giảm độ bền và độ cứng của cả cấu trúc vòm hàm. Từ đó, răng, hàm sẽ dễ tổn thương khi có tác động, va chạm.
– Răng mọc ngầm lành tính nhưng gây cản trở tới quá trình chỉnh nha hoặc thực hiện cấy ghép Implant cũng cần thực hiện nhổ bỏ.
4. Phương pháp giúp nắn chỉnh răng mọc ngầm
Để có thể kéo răng mọc ngầm ta cần thực hiện nhiều thao tác. Kỹ thuật này sẽ được bác sĩ tiến hành với các giai đoạn khác nhau.
Trước tiên, bệnh nhân sẽ được thăm khám, chụp X-quang để theo dõi tình hình, định vị chính xác răng mọc ngầm. Lưu ý, phương pháp này sẽ chỉ áp dụng với răng nanh hoặc răng vĩnh viễn.
Sau khi đã định vị được chính xác răng mọc ngầm, bác sĩ cần tiến hành phẫu thuật để kéo răng. Sau khi hoàn tất, răng đã được kéo lên khỏi nướu. Lúc này, bác sĩ sẽ bắt đầu áp dụng phương pháp niềng để kéo răng về vị trí phù hợp.
Quá trình niềng răng sẽ được thực hiện cùng những khí cụ nha khoa để kéo răng ra khỏi xương hàm, về đúng vị trí nên có. Cụ thể việc lựa chọn kéo chỉnh nha sẽ chỉ được chỉ định áp dụng cho những trường hợp răng mọc ngầm nhưng hình dáng bình thường.
5. Nắn chỉnh răng mọc ngầm cần bao nhiêu thời gian?
Quá trình nắn chỉnh răng bị mọc ngầm mất bao nhiêu thời gian còn phụ thuộc nhiều điều. Điển hình là những yếu tố như độ tuổi, hướng mọc, mức độ trưởng thành của chân răng. Sau khi bác sĩ thăm khám sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị, tư vấn thời gian dự kiến cụ thể để thực hiện.
Việc tác động của tình trạng mọc răng ngầm tới răng hàm cũng có thể khiến quá trình nắn chỉnh kéo dài hơn. Điều này là do sự ảnh hưởng tới khớp cắn, khả năng ăn nhai và cả tính thẩm mỹ.
Kéo chỉnh răng mọc ngầm sẽ phụ thuộc vào cả tuổi răng có đạt chưa. Nếu như chưa đạt, bệnh nhân cần đợi còn nếu quá tuổi sẽ cần chờ lâu. Ngoài ra, nếu như hướng mọc răng đúng sẽ dễ dàng kéo chỉnh hơn, thời gian niềng sẽ giảm bớt.
Hy vọng qua bài viết này, thắc mắc của mọi người về nắn chỉnh răng mọc ngầm đã được giải đáp. Để có phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân, ngay khi phát hiện bất thường, ta nên tới nha khoa để được thăm khám, chỉ định cụ thể. Mọi người cần tránh trường hợp để tình trạng răng mọc ngầm nghiêm trọng kéo theo biến chứng.