Phương pháp chẩn đoán hình ảnh cơ xương khớp phổ biến

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Trịnh Hòa Bình

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Có thể thấy rằng, các bệnh lý xương khớp thường phổ biến ở đối tượng người cao tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh lý cơ xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa và tăng nhanh về số lượng. Vì vậy, bạn nên quan tâm nhiều hơn tới các bệnh lý này để có những phương pháp điều trị kịp thời. Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cơ xương khớp được áp dụng phổ biến bởi độ an toàn và chính xác của kết quả.

1. Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý xương khớp phổ biến

1.1. Bệnh lý thấp khớp

Bệnh lý này xảy ra do tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở phần dịch khớp. Khi mắc bệnh lý này, cơ thể sẽ sinh ra các chất gây hại cho khớp và khiến người bệnh bị đau khớp.

Triệu chứng nổi bật của bệnh lý này như: Sưng nóng, đỏ và đau ở các khớp, nhất là các khớp nhỏ của bàn tay, khớp gối, cổ chân, khuỷu chân, bàn chân…

1.2. Bệnh Gout

Bệnh lý này xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa, thường gặp ở đối tượng trên 40 tuổi và là một trong các bệnh lý phổ biến ở khớp.

Triệu chứng để nhận biết bệnh lý này là các cơ khớp bị viêm hoặc sưng đỏ, tấy, đau nhức.

1.3. Bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh lý này xảy ra khi chất nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí vốn có của nó. Các dạng thoát vị đĩa đệm phổ biến là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoát vị đốt sống/thắt lưng…

Những dấu hiệu của bệnh lý này là cảm giác tê nhức từ thắt lưng lan xuống mông, chân hoặc đau từ vùng cổ sau đó lan ra vai tới cánh tay và bàn tay…

1.4. Bệnh thoái hóa khớp

Đây là một trong những bệnh lý xương khớp gây nguy hiểm nhất. Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh lý ngày càng cao, ngoài ra có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ gây bệnh như thừa cân/béo phì khiến dồn áp lực lên các khớp và gây bệnh.

Dấu hiệu của bệnh lý này có thể kể đến như là tình trạng đau nhức ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương, sưng tấy hoặc cứng ở một hay nhiều khớp. Khi vận động hoặc co duỗi, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo trong khớp hay đau nhiều khi vận động.

chẩn đoán bệnh cơ xương khớp

Bệnh lý cơ xương khớp đang có xu hướng gia tăng cả về sơ lượng và tốc độ trẻ hóa

2. Đối tượng được chỉ định thực hiện các chẩn đoán hình ảnh

Đối tượng nào đang gặp những vấn đề như đau, nhức, sưng, viêm cơ xương khớp tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, vận động đều sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp:

– Trẻ em dưới dưới 15 tuổi và trẻ sơ sinh: Giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh như trật khớp háng, xơ hóa cơ ức đòn chũm, bàn chân khoèo ở trẻ. Phát hiện tình trạng cong vẹo cột sống do nguyên nhân khách quan gây ra.

– Nhóm người tập thể dục thể thao: Nếu luyện tập dưới cường độ cao liên tục trong thời gian dài dễ có khả năng mắc một số chấn thương như bong gân, trật khớp, viêm khớp cai, nứt xương…

– Người cao tuổi: Tuổi cao làm sức khỏe suy giảm, cơ xương khớp dễ bị hao mòn theo thời gian nên dễ mắc thoái hóa khớp.

3. Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh cơ xương khớp phổ biến

3.1. Siêu âm là chỉ định quan trọng trong chẩn đoán hình ảnh cơ xương khớp

– Phương pháp siêu âm đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh mô mềm tại cơ xương khớp như: Siêu âm các khớp, màng xương, dây chằng…

– Siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh không can thiệp, an toàn và tiện lợi. Có thể áp dụng đối với tất cả đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ em.

– Phương pháp này có thể phát hiện tổn thương viêm màng hoạt dịch từ giai đoạn sớm của viêm khớp dạng thấp, ngoài ra còn giúp phát hiện được hình ảnh bào mòn xương.

chẩn đoán hình ảnh cơ xương khớp

Siêu âm là một trong những kỹ thuật quan trọng để phát hiện các bệnh lý cơ xương khớp

3.2. Chụp X-quang

– Phương pháp chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhanh chóng, dễ dàng. Đối với các bệnh lý xương khớp, chụp X-quang giúp đánh giá tình trạng tổn thương như: Gãy xương, chấn thương xương khớp và một số bệnh lý bất thường tại cơ xương khớp.

– Phương pháp này sẽ chống chỉ định với phụ nữ có thai, bởi tia X sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

3.3. Chụp cắt lớp vi tính

– Chụp CT sẽ cho hình ảnh 3D về hình ảnh, kích thước lẫn vị trí, kích thước cấu trúc mô bị tổn thương một cách chi tiết nhất.

– Phương pháp này có thể giúp chẩn đoán các chấn thương hoặc chẩn đoán các bệnh lý xương nguy hiểm (viêm xương, u xương…)

– Kỹ thuật này sử dụng tia X nên chống chỉ định với phụ nữ có thai (tối thiểu 3 tháng đầu) hoặc có thiết bị máy móc đặt trong cơ thể.

3.4. Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cơ xương khớp hiện đại

Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp hiện đại, an toàn, không xâm lấn, không nhiễm xạ cho người thực hiện. Hiện chụp MRI được sử dụng phổ biến để kiểm tra một số bệnh lý như cột sống, xương khớp, tim mạch, hệ tiêu hóa…

Chụp MRI cơ xương khớp là kỹ thuật chẩn đoán sử dụng từ trường và sóng radio. Những hình ảnh thu được giúp phát hiện chính xác các bất ổn về cấu trúc của cơ xương khớp như: bao hoạt dịch, tổn thương xương, sụn, dây chằng, gân cơ… Đây là điểm nổi bật hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Ngoài ra, chụp MRI giúp ích cho phẫu thuật trong các bệnh lý chấn thương.

Tính tới thời điểm hiện tại, chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp được xem là kỹ thuật chẩn đoán hiện đại, chính xác nhất đối với chẩn đoán và điều trị bệnh lý tại vùng này.

kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

Chụp MRI cơ xương khớp được xem là kỹ thuật chẩn đoán hiện đại, chính xác nhất

Để đảm bảo chất lượng kết quả và điều trị bệnh hiệu quả nhất, bạn nên lựa chọn thăm khám tại địa chỉ y tế uy tín. Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang là cái tên được người dân tin tưởng, ưu tiên lựa chọn để thăm khám. Bởi Thu Cúc TCI chú trọng đầu tư trang thiết bị y tế và hệ thống máy móc công nghệ hiện đại nhằm phục vụ quy trình thăm khám được nhanh chóng – kết quả chính xác. Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khám sức khỏe và chẩn đoán hình ảnh giúp bệnh nhân có những tư vấn cụ thể và phác đồ phù hợp.

Mong rằng qua bài viết trên đã cung cấp thêm một số thông tin và giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp chẩn đoán hiện nay. Từ đó có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình khỏi những bệnh lý cơ xương khớp có thể gây nguy hiểm cho cơ thể của bạn sau này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital