Phương pháp cấy ghép implant có thực sự hiệu quả?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Phương pháp cấy ghép implant được biết đến với khả năng thay thế răng vĩnh viễn và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả? Ai có thể thực hiện cấy ghép implant?

1. Tổng quan về cấy ghép implant

Có nhiều phương pháp thay thế răng đã mất tuy nhiên tính đến nay, cấy ghép implant vẫn là phương pháp được ưa chuộng hơn cả vì có nhiều ưu điểm nổi bật. Răng implant gồm 3 phần:

– Phần trụ implant: Được làm an toàn và lành tính bởi chất liệu platinum. Phần trụ này sẽ được tích hợp với xương hàm, giúp ngăn chặn khả năng tiêu xương.

– Phần khớp nối abutment: Đây là bộ phận giúp kết nối trụ implant với mão răng sứ.

– Phần mão răng sứ: Với đa dạng các loại răng sứ khác nhau, được nhập khẩu từ nước ngoài, có màu sắc như răng thật và độ cứng hơn răng thật nhiều lần.

Phương pháp cấy ghép implant là phương pháp gì

Phương pháp cấy ghép implant gồm 3 phần: trụ implant, khớp nối abutment và mão răng sứ

2. Tại sao cấy ghép implant lại được nhiều khách hàng ưa chuộng?

Sở dĩ cấy ghép implant rất được ưa chuộng hiện nay vì sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

– Giúp hạn chế được tối đa được khả năng tiêu xương khi trụ implant được lắp vào.

– Việc ăn uống sau khi cấy ghép không bị ảnh hưởng gì.

– Người dùng có thể dễ dàng vệ sinh răng miệng như bình thường.

– Có tính thẩm mỹ cao vì răng sứ có màu sắc tự nhiên như răng thật.

– Không tác động hay gây ảnh hưởng đến những răng ở khu vực lân cận.

– Khi cấy ghép xong, người dùng sẽ không có cảm giác khó chịu hay vướng víu.

– Tiết kiệm được thời gian và kinh phí vì răng implant dùng được cả đời.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có 2 nhược điểm là:

– Chi phí cho cấy ghép tương đối cao.

– Thời gian cấy ghép tương đối lâu, có thể lên đến 6 tháng nếu tình trạng mất răng nặng.

3. Đối tượng cần thực hiện cấy ghép implant

3.1 Đối tượng được thực hiện

– Những người sinh ra đã có mật độ xương hàm bị mỏng và yếu lúc sinh ra.

– Xương hàm của người dùng do mất răng một thời gian dài nên bị tiêu đi.

– Gặp những chấn thương mạnh.

– Đã từng phẫu thuật và bị biến chứng.

Những người có mật độ xương hàm mỏng và yếu sẽ phù hợp để thực hiện cấy ghép implant

Những người có mật độ xương hàm mỏng và yếu sẽ phù hợp để thực hiện cấy ghép implant

3.2 Đối tượng chống chỉ định

– Mất răng cả hàm.

– Người dùng bị một số bệnh lý toàn thân: rối loạn đông máu, suy giảm miễn dịch, bệnh liên quan đến tim mạch…

– Bệnh nhân có bệnh lý về răng miệng, không phù hợp để thực hiện ghép răng.

4. Thắc mắc xoay quanh cấy ghép implant

4.1 Cấy ghép implant có đau không?

Tại các cơ sở y tế uy tín, từng bước trong quá trình cấy ghép implant được thực hiện cẩn thận, từ bước tiêm tê trước khi gắn trụ cho đến việc bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc giúp phục hồi vết thương nhanh chóng nên nhìn chung cả quy trình sẽ không gây đau gì. Chỉ có một giai đoạn nhỏ sau khi cấy ghép 48 – 72h, bệnh nhân sẽ có cảm giác ê nhức một chút, tuy nhiên thuốc giảm đau bác sĩ kê sẽ giảm đi triệu chứng này và bệnh nhân sẽ nhanh chóng quen dần với sự xuất hiện của răng implant.

4.2 Thời gian cấy ghép implant là bao lâu?

Ở giai đoạn cấy trụ implant, thời gian của mọi người đều giống nhau, chỉ mất khoảng 30 – 60 phút để đưa trụ để tích hợp với xương hàm vào tuy nhiên sang đến giai đoạn 2 khi cấy ghép implant (gắn khớp nối abutment và mão răng sứ) thì tuỳ vào thể trạng của từng người, thời gian sẽ khác nhau.

– Với những bệnh nhân có xương hàm chắc khoẻ, có mật độ xương hàm đảo bảo, ổ răng được xác định đủ chiều sâu và vị trí cấy ghép implant dễ thực hiện thì việc cấy ghép chỉ mất khoảng 1 ngày.

– Với những người có xương hàm không tốt, ổ răng đủ kích thước chiều sâu nhưng vị trí răng đã mất không thể cấy ghép dễ dàng, răng đã mất là răng cửa hàm trên hoặc hàm dưới thì thời gian cấy ghép chỉ khoảng 7 – 10 ngày.

– Trường hợp đặc biệt bệnh nhân bị mất răng lâu ngày, ổ răng bị hao hụt ở mức nghiêm trọng, thể tích xương hàm không đủ để đáp ứng, phải thực hiện nâng xoang, cấy xương vào ổ răng để giúp cho vết thương cũ ở răng được phục hồi thì thời gian cấy ghép sẽ khoảng 3 – 6 tháng.

Với những trường hợp mất răng lâu, thời gian cấy ghép có thể lên đến 6 tháng

Với những trường hợp mất răng lâu, thời gian cấy ghép có thể lên đến 6 tháng

4.3 Tỷ lệ thành công của cấy ghép implant có cao không?

Cấy ghép implant là phương pháp tân tiến nên tỷ lệ thành công lên đến 95 – 99%. Rất ít trường hợp do bản thân xương hàm của khách hàng không tích hợp được với trụ implant nên phải cấy ghép bằng phương pháp khác. Thêm vào đó, lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín với hệ thống trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng sẽ tăng tỷ lệ thành công và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng sau khi cấy ghép.

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về phương pháp cấy ghép implant. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với bác sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín để nhận được tư vấn chính xác nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital