Phục hình răng mẻ bằng phương pháp nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng mẻ là một trong những tình trạng khiếm khuyết ở răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể cải thiện tính thẩm mỹ cho người bệnh cũng như ngăn ngừa các tổn thương đến sức khỏe răng miệng, phục hình răng mẻ là điều cần thiết phải làm càng sớm càng tốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về kỹ thuật phục hình răng mẻ này.

1. Tại sao khi răng mẻ cần phải phục hình răng?

phục hình răng mẻ

Khi răng mẻ, người bệnh nên đi phục hình răng càng sớm càng tốt để có thể cải thiện được vẻ thẩm mỹ cũng như bảo vệ sức khỏe răng tốt hơn.

Răng mẻ không chỉ khiến cho người bệnh tự ti khi giao tiếp, đặc biệt đối với những chiếc răng mẻ nằm ở vị trí dễ lộ ra khi cười nói. Ngoài ra, rất nhiều người bệnh không biết rằng răng mẻ cũng có ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe răng miệng nếu không được phục hồi sớm.

– Tổn thương tủy răng

Răng mẻ khiến cho toàn bộ cấu trúc răng bị phá hủy và ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là chân răng và tủy răng. Nếu răng mẻ để lâu ngày sẽ có khiến cho tủy răng bị tổn thương nghiêm trọng, chân răng bị ê buốt và chết dần. Tủy răng không còn nữa đồng nghĩa với việc răng chết đi và rụng mất.

– Răng yếu đi

Răng sứt mẻ khiến cho nền của răng bị yếu đi, mất sự ổn định dẫn đến tình trạng dễ gãy hơn, thậm chí cả hàm răng sẽ bị xô lệch theo. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau như viêm nha chu, sâu răng,… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của răng miệng người bệnh.

– Mất chân răng

Nếu tình trạng răng mẻ không được cải thiện sớm sẽ khiến cho chân răng bị mất và người bệnh cần bỏ rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc để điều trị khắc phục tình trạng này.

– Ảnh hưởng chức năng răng miệng

Răng mẻ cũng khiến cho việc ăn uống của người bệnh gặp nhiều cản trở. Chức năng ăn nhai thông thường của răng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, khi cười hoặc giao tiếp với người xung quanh, người bệnh cũng cảm thấy e ngại vì thiếu tính thẩm mỹ.

– Môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây hại có thể phát triển

Các vi khuẩn gây hại rất ưa thích vị trí mẻ ở răng vì đây là nơi có thể phát triển một cách lý tưởng. Lâu dần, vi khuẩn sẽ tấn công răng lợi và gây ra các bệnh nguy hiểm như sâu răng, viêm chân răng, viêm nha chu,..

Chính vì vậy, việc phục hình răng bị mẻ là điều người bệnh cần làm càng sớm càng tốt để bảo vệ răng miệng một cách tối đa.

2. Các trường hợp răng mẻ thường gặp nhất hiện nay

phục hình răng mẻ

Mỗi loại răng mẻ khác nhau sẽ có các nguyên nhân gây sứt mẻ khác nhau và có các phương pháp phục hình răng mẻ phù hợp với tình trạng của răng bị mẻ

Bất kỳ răng nào cũng có thể sứt mẻ và ở mỗi răng sẽ có các nguyên nhân gây mẻ răng khác nhau có thể kể đến như:

– Mẻ răng cửa:

Đây là vị trí răng có khả năng sứt mẻ cao nhất do tai nạn, té ngã hay va chạm trong quá trình chơi thể thao. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng mẻ răng, người bệnh có thể đeo thêm các dụng cụ bảo vệ răng khi chơi thể thao chuyên dụng để giảm thiểu tình trạng sứt mẻ.

– Răng hàm sứt mẻ:

Răng hàm nằm ở sâu bên trong nên khả năng bị sứt mẻ khó xảy ra hơn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp răng hàm mẻ do bị tác động mạnh bởi một lực cắn, nhai,…

– Mẻ ở vị trí chân răng:

Đối với tình trạng chân răng mẻ, người bệnh cần đi khám do nguyên nhân có thể do sâu chân răng hoặc mòn cổ chân răng gây ra, đe dọa đến việc mất răng của người bệnh.

– Mẻ nhiều răng:

Đối với những người bệnh có tình trạng răng yếu bẩm sinh, khả năng mẻ nhiều răng rất có thể xảy ra và hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường.

3. Phục hình răng bị mẻ bằng những phương pháp nào để có hiệu quả tốt?

Người bệnh khi bị mẻ răng tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà mà cần đến các nha khoa uy tín để bác sĩ có thể hỗ trợ khắc phục. Tùy theo tình trạng răng sứt cũng như sức khỏe răng miệng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phục hình khác nhau.

3.1. Phục hình răng bị mẻ bằng phương pháp hàn răng

Đối với những trường hợp răng sứt mẻ diện tích nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng bằng chất liệu composite. Đây là vật liệu trám răng có màu sắc tương đồng với màu sắc răng tự nhiên, độ bền có thể lên đến 3 – 5 năm. Nếu người bệnh được bác sĩ có tay nghề cao hàn răng sẽ rất yên tâm miếng trám khó bong tróc trong quá trình sinh hoạt, ăn nhai thông thường.

3.2. Bọc sứ

Bọc sứ là cách phục hồi răng sứt mẻ hiệu quả nhất hiện nay. Đây là phương pháp có thể khắc phục mọi tình trạng răng mẻ: mẻ nhỏ, mẻ lớn, sứt mẻ ngang răng hay sứt mẻ chân răng. Đối với phương pháp bọc răng sứ, người bệnh sẽ cần chờ từ 2-3 ngày để có thể hoàn thành mọi công đoạn. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng sẽ không khiến người bệnh thất vọng.

Độ bền của răng sứ cũng dài hơn so với trám răng, nhiều loại răng sứ có thể kéo dài từ 20 năm hoặc trọn đời nếu được chăm sóc cẩn thận.

– Các loại răng sứ:

Có 2 loại sứ hiện nay được sử dụng phổ biến nhất: răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Tuy nhiên, răng sứ toàn phần được yêu chuộng hơn cả do tính ưu việt của nó. Tuy nhiên răng sứ toàn phần lại có giá thành khá cao.

Răng sứ toàn phần có độ thẩm mỹ cao hơn, tự nhiên như răng thật mà không gây đen viền nướu sau 2-3 năm sử dụng như răng sứ kim loại.

4. Nếu chưa thể trám răng ngay, người bệnh cần làm gì để ngăn ngừa răng hỏng?

phục hình răng mẻ

Nếu người bệnh chưa thể sắp xếp thời gian đến Nha khoa để phục hình răng mẻ, người bệnh cần tuân thủ theo những lưu ý chăm sóc răng đúng cách để ngăn ngừa tối đa tình trạng vi khuẩn tấn công răng.

Nhiều người bệnh khi bị mẻ răng không thể đến Nha khoa để điều trị ngay nên rất dễ dẫn đến viêm nhiễm cũng như hỏng răng. Do đó, trong quá trình chưa thể phục hồi răng mẻ ngay, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau để bảo vệ răng miệng khỏe:

4.1. Vệ sinh răng đúng kỹ thuật

Người bệnh cần đảm bảo đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ ngày để đảm bảo răng miệng luôn vệ sinh và không còn vi khuẩn

4.2. Vệ sinh sau khi ăn uống

Chỉ nha khoa và tăm nước là các vật dụng dùng để vệ sinh miệng khỏi các vụn thức ăn hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ gây hại cho răng.

4.3. Những loại thực phẩm có thể gây hại cho răng không nên ăn quá nhiều

Những đồ ăn có hàm lượng chất tạo ngọt như đường cao luôn đặt sức khỏe răng miệng vào vùng nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

4.4. Bổ sung vitamin và khoáng chất

Rau củ quả xanh là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho răng cũng như cơ thể, đặc biệt là chất xơ. Ăn nhiều rau củ quả giúp cho khoang miệng sạch sẽ hơn.

4.5. Không nên ăn các đồ quá cứng hoặc quá dai

Nếu bạn đang có thói quen ăn những đồ ăn quá cứng, dai thì nên thay đổi và hạn chế lại để tránh cho các tổn thương ở răng trầm trọng thêm.

Trên đây là những lưu ý về vấn đề phục hình răng mẻ hiệu quả. Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại răng mẻ, cách phục hồi cũng như chăm sóc răng hiệu quả trước khi phục hình. Tổng đài của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc nếu người bệnh cần hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital