Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các mẹ bầu thường phải lựa chọn, hoặc được chỉ định phương pháp đẻ mổ lấy thai để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu tỏ ra lo ngại, không biết đẻ mổ nhiều lần liệu có ổn không? Có nguy cơ xảy ra biến chứng gì không? Cùng theo dõi những thông tin dưới đây để biết phụ nữ mổ đẻ được mấy lần và cần lưu ý những gì giữa các lần đẻ mổ.
Menu xem nhanh:
1. Những trường hợp nào mẹ bầu cần được chỉ định đẻ mổ?
Phương pháp mổ lấy thai hiện đã không còn quá xa lạ với nhiều chị em. Đẻ mổ được áp dụng trong những trường hợp mẹ bầu gặp khó khăn trong sinh thường hay có những biến chứng bất thường trong thời gian mang thai.
Mặc dù là phương pháp sinh nở được xếp sau sinh thường, những mổ đẻ vẫn có những ưu điểm nhất định, khiến nhiều mẹ bầu lưu tâm:
– Các mẹ có thể chủ động về thời gian sinh nở, không nhất thiết phải trải qua cơn đau chuyển dạ. Khi thai được đủ tuần, đủ tháng, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, mong muốn của mẹ bầu để tiến hành phẫu thuật lấy thai.
– Sinh mổ, mẹ sẽ hạn chế được những nguy cơ tai biến trong quá trình sinh con, điển hình là các bệnh lý về tim mạch, yếu tố khung chậu, biến chứng trong thai kỳ, bất thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ như suy thai, chuyển dạ khó khăn, kéo dài.
– Đẻ mổ là phương pháp cứu cánh cho các mẹ gặp tình trạng ngôi thai không thuận, nhau thai, dây rốn có vấn đề.
– Mẹ không phải chịu đựng những cơn đau và hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình sinh nở.
– Thời gian sinh nở diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng 30 đến 45 phút.
– Với thai nhi đang gặp nguy hiểm, việc sinh mổ sẽ giúp các bé chào đời an toàn, thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, cũng không vì vậy mà chúng ta quên đi một số nhược điểm của phương pháp đẻ mổ
– Đẻ mổ là phẫu thuật xâm lấn tới tử cung. Vì vậy, sau sinh, tử cung bị tổn thương và cần thời gian để phục hồi hoàn toàn. Thời gian co hồi của tử cung cũng vì vậy mà lâu hơn các mẹ đẻ thường.
– Đẻ mổ, thai phụ thường mất máu nhiều hơn đẻ thường. Từ đó khả năng phục hồi sức khỏe sau sinh cũng kém hơn.
– Sản phụ dễ gặp các biến chứng hậu sản như nhiễm trùng, viêm tại vết mổ, rau cài răng lượng từ vết sẹo mổ đẻ cũ. Nguy hiểm hơn, nếu khoảng cách giữa các lần sinh mổ không đủ dài, nguy cơ nứt, vỡ, bục vết mổ đẻ cũ là rất cao, thậm chí gây ra một số biến chứng nguy hiểm hơn cho thai phụ và thai nhi.
– Thai có khả năng làm tổ tại vết mổ đẻ cũ nếu vết mổ không được xử lý cẩn thận.
– Do các hormone chưa kịp phản ứng trong quá trình sinh nở, sữa về chậm hơn, ít hơn, nguy cơ tắc tia sữa cao hơn.
– Bé có thể không được bú mẹ ngay sau khi chào đời.
– Bé không được sinh qua ngả âm đạo, không được tiếp xúc với hệ vi sinh trong âm đạo của mẹ, đề kháng kém hơn và dễ gặp nhiều vấn đề về đường hô hấp, phổi.
– Các mẹ dễ gặp phải những biến chứng thai kỳ ở lần sinh con tiếp theo.
– Sau khi sinh mổ, ở những lần mang thai tiếp theo, mẹ tiếp tục được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Những trường hợp cần được chỉ định đẻ mổ gồm:
– Phôi thai phát triển, phân tách thành song thai, đa thai.
– Thai phụ gặp biến chứng, bất thường trong thai kỳ như vấn đề về nhau thai, dây rốn, suy thai,…
– Thai phụ từng thực hiện phương pháp sinh mổ.
– Thai phụ có các vấn đề bệnh lý mãn tính, bệnh lý thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, huyết áp,…
– Thai nhi bị dị tật hoặc có vấn đề sức khỏe, bất thường trong quá trình mang thai.
– Ngôi thai không thuận.
– Mẹ sinh non.
– Khung chậu hẹp, thai to, sinh thường khó.
2. Phụ nữ mổ đẻ được mấy lần? Có nên sinh mổ lần 2, lần 3 không?
Sinh mổ là phương pháp dễ để lại biến chứng cho sản phụ sau sinh. Đặc biệt, khi đã từng sinh mổ, các mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ ở những lần mang thai tiếp theo.
Một trong những vấn đề cần lưu tâm nhất sau sinh mổ là vết sẹo đẻ mổ, tổn thương tại tử cung của sản phụ. Đây cũng là yếu tố quyết định phụ nữ có thể đẻ mổ tối đa bao nhiêu lần.
2.1. Phụ nữ mổ đẻ được mấy lần?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ càng đẻ mổ nhiều lần, nguy cơ dẫn đến biến chứng sau sinh càng cao. Những biến chứng có thể gặp phải sau sinh mổ thường là:
– Vỡ tử cung, ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của hệ tiêu hóa, bàng quang.
– Băng huyết, mất máu, nguy hiểm tới tính mạng.
– Nhau thai bất thường: Nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non,…
– Một số biến chứng khác sau sinh như: Dính, viêm tại tử cung, đau vết mổ cũ, sẹo mổ gây dính tạng, tổn thương bàng quang,…
Vì vậy, bác sĩ Sản khoa khuyến cáo mẹ chỉ nên đẻ mổ tối đa 2 lần.
Ngoài ra, những trường hợp sinh mổ lần 3, lần 4, các mẹ cần có kế hoạch quản lý thai kỳ sát sao ngay từ khi phát hiện mang thai, giúp đưa ra tiên lượng chính xác, đánh giá mức độ an toàn của ca sinh.
2.2. Phụ nữ mổ đẻ được mấy lần? Có nên đẻ mổ lần 2, 3 không?
Thực tế, có nhiều trường hợp vẫn có thể sinh mổ lần 2, 3 mà không gặp phải những biến chứng bất thường, nguy hiểm. Theo các bác sĩ cho biết, để có thể sinh mổ nhiều lần, các mẹ cần thực hiện khám, theo dõi tình trạng sức khỏe trước khi mang thai, đánh giá xem liệu thể trạng của mẹ có phù hợp đẻ mổ tiếp hay không.
Các lần đẻ mổ nên cách nhau khoảng từ 2 đến 5 năm. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một vài lưu ý sau nếu thực hiện sinh mổ lần 3:
– Lựa chọn sinh theo chỉ định và nên phẫu thuật trước khi vỡ ối. Cụ thể, nếu sinh mổ lần 3, các mẹ nên sinh vào khoảng tuần 37 đến 38. Lúc này, thai nhi đã phát triển toàn diện và sẵn sàng cho việc thích ứng với môi trường ngoài bụng mẹ.
– Các mẹ cần theo dõi thai kỳ theo một lộ trình cụ thể, tránh để những biến chứng xảy ra, đồng thời chủ động hơn khi sinh nở.
– Sau sinh mổ, các mẹ đều cần nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý quan sát những vấn đề như cơn đau dạ con, sản dịch, vết mổ đẻ,… để kịp thời xử lý những bất thường, tránh biến chứng hậu sản.
Việc lựa chọn địa chỉ sinh, cơ sở y tế giúp thực hiện sinh mổ cũng rất quan trọng. Hiện tại, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI với dịch vụ Thai sản trọn gói đang là lựa chọn được nhiều mẹ bầu hướng đến.
Không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các ca sinh mổ, Thu Cúc TCI còn có các phòng sinh vô khuẩn, với đầy đủ trang thiết bị hiện đại giúp các mẹ bầu an tâm khi bước vào ca sinh. Trước sinh, thai phụ được thăm khám đầy đủ các mốc tuần thai kể từ khi đăng ký gói Thai sản, được làm các xét nghiệm cần thiết, siêu âm kiểm tra hình thái, quá trình phát triển, ngôi thai, bánh nhau, nước ối,… Dựa vào kết quả quản lý thai kỳ ở các lần khám thai, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chỉ định phương pháp sinh nở phù hợp.
Sau sinh mổ, sản phụ được chăm sóc theo đầy đủ những quyền lợi có trong gói Thai sản TCI. Các mẹ được vệ sinh vết mổ, thăm khám hàng ngày trong quá trình lưu viện. Kể từ 3 tuần sau sinh, sản phụ được khám lại với bác sĩ chuyên khoa để có thể yên tâm nhất về tình trạng phục hồi sức khỏe của bản thân, hoặc có hướng xử lý những biến chứng hậu sản bất thường.
Với những ca sinh mổ lần 2, lần 3, Thu Cúc TCI cũng xử lý rất tốt khi theo dõi sát sao quá trình mang thai của thai phụ, nắm được tình trạng thực tế, từ đó đưa ra khuyến cáo, những lời khuyên để các mẹ có thể “vượt cạn” thành công. Bác sĩ thực hiện những ca sinh này cũng đều là những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, có thể xử lý tốt mọi tình huống, đưa ra phán đoán phù hợp. Đặc biệt, thai phụ có thể sử dụng dịch vụ gây tê tủy sống, vừa an toàn, vừa giúp cho khoảnh khắc đi sinh thêm trọn vẹn.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em hiểu hơn về phương pháp sinh mổ, đồng thời biết được phụ nữ mổ đẻ được mấy lần để có thể cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi có kế hoạch mang thai, sinh con.