Phụ nữ đẻ thường xong có nên đi lại không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Phụ nữ sinh đẻ ngoài thời điểm mang thai, sinh con, chị em còn phải quan tâm đến thời gian ở cữ. Đây là thời điểm cơ thể mẹ đang dần phục hồi trở lại sau một quá trình dài “mang nặng, đẻ đau”, cũng là thời điểm quyết định sức khỏe sau sinh của chị em diễn biến tốt hay xấu. Một trong những điều khiến nhiều sản phụ băn khoăn khi ở cữ là đẻ thường xong có nên đi lại? Chế độ vận động phù hợp cho mẹ sau sinh như thế nào?

1. Sản phụ sau khi sinh thường có nên đi lại không?

Sản phụ sau quá trình sinh nở, vượt cạn vất vả, cơ thể mất nhiều sức lực nên khá yếu ớt. Vì vậy, họ cần thời gian ở cữ để được nghỉ ngơi, phục hồi lại thể trạng cũng như ổn định tâm lý, đồng hồ sinh học trong những ngày đầu, khi gia đình có thêm thành viên mới.

Sau ca "vượt cạn", sản phụ mất nhiều sức nên còn khá yếu, mệt, vì vậy cần có thời gian ở cữ để ổn định tâm lý, thể trạng

Sau ca “vượt cạn”, sản phụ mất nhiều sức nên còn khá yếu, mệt, vì vậy cần có thời gian ở cữ để ổn định tâm lý, thể trạng

Đối với những mẹ thực hiện sinh nở theo phương pháp đẻ thường, thời gian ở cữ có thể kết thúc nhanh hơn các mẹ đẻ mổ. Bởi về bản chất, đẻ thường và đẻ mổ khác nhau. Đẻ thường, em bé sẽ chào đời qua ngả âm đạo của người mẹ. Người mẹ sinh nở hoàn toàn theo các phản ứng tự nhiên của cơ thể, theo một quá trình nhất định. Vì vậy, sau sinh, cơ thể cũng sẽ dần dần phục hồi với khả năng tái tạo vốn có của nó. Ngược lại, với đẻ mổ, mẹ được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện rạch đường mổ tại thành tử cung. Vết rạch này gồm nhiều lớp, từ biểu bì cho tới lớp tử cung. Sản phụ đẻ mổ cũng mất nhiều máu hơn, từ đó thời gian phục hồi sau sinh cũng lâu hơn.

1.1. Sản phụ đẻ thường xong có nên đi lại?

Về vấn đề vận động, đi lại trong thời gian ở cữ, sản phụ đẻ thường cũng có nhiều lợi thế hơn so với đẻ mổ. Vận động, đi lại là một trong những cách giúp cơ thể của sản phụ phục hồi tốt hơn, giúp tử cung đẩy nhanh tốc độ co hồi, chóng hết sản dịch. Hơn nữa, đi lại nhẹ nhàng sau sinh cũng giúp chị em cải thiện tốc độ lưu thông máu, khiến cơ thể không uể oải, mệt mỏi, hạn chế tình trạng hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu, đẩy mạnh.

Cụ thể, việc đi lại sau sinh thường có thể mang đến những lợi ích sau đây cho sản phụ:

– Giảm nguy cơ đau mỏi lưng do thay đổi thể trạng sau sinh.

– Cải thiện tâm trạng, khiến cho sản phụ thêm vui vẻ và phấn chấn hơn, nhất là trong thời gian thay đổi đồng hồ sinh học do phải chăm sóc con nhỏ.

– Khắc phục vấn đề đường tiết niệu, chức năng trực tràng như táo bón, bí tiểu.

– Cải thiện cơ bắp và hoạt động của tim mạch.

– Cải thiện vóc dáng sau sinh.

– Phòng ngừa nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch, mạch phổi.

– Rút ngắn thời gian co hồi, ổn định của tử cung, kích thích đẩy hết sản dịch nhanh chóng.

– Nếu sản phụ thực hiện rạch tầng sinh môn, việc đi lại sớm còn hỗ trợ cải thiện cơn đau và tránh viêm, dính ruột.

Sản phụ đẻ thường xong có nên đi lại? Các mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng, từng chút một để cơ thể chóng phục hồi, ổn định hơn

Sản phụ đẻ thường xong có nên đi lại? Các mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng, từng chút một để cơ thể chóng phục hồi hơn

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, việc đi lại chỉ nên thực hiện một cách nhẹ nhàng vì lúc này cơ thể còn yếu, dễ bị tổn thương. Nên tránh chạy, nhảy, thực hiện các động tác vận động mạnh để không làm cho cơ thể, nhất là tử cung, vùng chậu bị ảnh hưởng.

1.2. Mẹ đẻ thường xong có nên đi lại nhiều không? Bao lâu thì có thể đi lại?

Với những lợi ích như cải thiện tốc độ co hồi tử cung, phòng ngừa băng huyết sau sinh, bế sản dịch hay thuyên tắc mạch thì việc đi lại sau đẻ thường nên được thực hiện sớm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, sản phụ sau đẻ thường có thể ra khỏi giường và bắt đầu đi lại nhẹ nhàng với không gian nhỏ sau khoảng 6 đến 12 giờ kể từ khi sinh. Khoảng 1 tuần sau sinh, các mẹ có thể đi lại bình thường mà không cần bất cứ sự hỗ trợ nào. Tuy nhiên, chị em vẫn nên chú ý đi lại nhẹ nhàng, không đi nhanh, mạnh và không đi lại quá nhiều.

Sau đẻ thường từ 6-12 tiếng, các mẹ có thể bắt đầu đi lại nhẹ nhàng và khoảng 1 tuần sau sinh có thể đi lại bình thường, nhưng không nên đi lại quá nhiều

Sau đẻ thường từ 6-12 tiếng, các mẹ có thể bắt đầu đi lại nhẹ nhàng và khoảng 1 tuần sau sinh có thể đi lại bình thường, nhưng không nên đi lại quá nhiều

Khoảng 1 tháng sau sinh, các mẹ đẻ thường đã có thể tự tin đi lại, sinh hoạt bình thường. Nhưng việc đi lại nhiều vẫn nên hạn chế để tránh cơ thể bị mệt mỏi, mất sức.

2. Vận động, đi lại sau sinh có làm ảnh hưởng tới việc cho con bú hay không?

Việc đi lại, vận động nhẹ nhàng sau sinh không làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, chất lượng sữa hay việc cho con bú của các mẹ. Tuy nhiên, nếu vận động quá nhiều, sữa mẹ tiết ra có thể tích tụ lactic acid, làm cho sữa có mùi và vị chua, ảnh hưởng tới khẩu vị và đường ruột của bé.

Sau khi đã đi lại được nhiều hơn, vận động được nhiều hơn, mẹ cũng nên tăng cường uống nước, vệ sinh bầu ngực để hạn chế làm ảnh hưởng tới nguồn sữa tiết ra. Nếu có thể, mẹ nên vắt sữa ra bình cho bé bú rồi mới bắt đầu vận động.

3. Một số lưu ý cần nhớ khi vận động, đi lại sau đẻ thường

Việc đi lại, vận động sau sinh đem lại nhiều lợi ích, góp phần cải thiện khả năng tái tạo, phục hồi và cải thiện sức khỏe của sản phụ. Tuy lúc này, cơ thể còn mệt mỏi, khó chịu, thậm chí đau đớn nhưng chị em không nên nằm nhiều, ngồi nhiều để tránh dính ruột, gặp vấn đề với tình trạng tắc tĩnh mạch, tiêu hóa kém, táo bón hay trĩ do nhu động ruột phục hồi kém.

Tuy nhiên, việc đi lại, vận động nhẹ nhàng sau sinh cũng cần chú ý một số điều sau:

– Chú ý khởi động kỹ trước khi đi lại, vận động.

– Tránh gắng sức, đi lại nhiều trong khoảng 1 tháng đầu.

– Nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ, nhất là những thực phẩm có lợi cho quá trình phục hồi cơ bắp như các loại thịt, trứng, sữa, đậu phộng, hạnh nhân,… Chị em cũng nên ăn nhiều rau xanh và uống đủ tối thiểu 2l nước mỗi ngày.

– Sử dụng áo ngực khi vận động, đi lại để tránh chảy xệ, mất thẩm mỹ.

– Bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng, khi cảm thấy cơ thể thoải mái và có thể tiếp tục.

– Không tiếp tục đi lại, vận động nhiều nếu như âm đạo có hiện tượng ra máu bất thường. Ngoài ra, nếu cảm thấy hụt hơi, chóng mặt, choáng váng,… sản phụ cũng không nên tiếp tục đi lại, vận động và cần trao đổi với bác sĩ để nhận lời khuyên phù hợp.

 Việc đi lại, vận động sau sinh chỉ có lợi khi mẹ thực sự cảm thấy thoải mái

Việc đi lại, vận động sau sinh chỉ có lợi khi mẹ thực sự cảm thấy thoải mái

Việc sinh thường xong có nên đi lại không luôn được quan tâm bởi nó có thể đem lại nhiều lợi ích cho sản phụ trong quá trình phục hồi thể lực. Ngoài ra, chị em cũng nên thực hiện thăm khám, kiểm tra sức khỏe sau sinh thường xuyên để chắc chắn hơn về tình trạng sức khỏe của mình, từ đó có kế hoạch chăm sóc, bổ sung những gì cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital