Phụ nữ bị tắc kinh phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ

Bị tắc kinh nên ăn gì và uống thuốc gì chắc chắn là câu hỏi khiến những chị em gặp triệu chứng này đau đầu. Dưới đây là một vài gợi ý nho nhỏ giúp chị em khắc phục tình trạng này. Phụ nữ bị tắc kinh phải làm sao?

1. Hiện tượng tắc kinh

1.1 Giải thích hiện tượng tắc kinh là gì?

Tắc kinh hay còn gọi là vô kinh là tình trạng chị em không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Có trường hợp chị em bị tắc kinh nguyên phát, tức là đến tuổi dậy thì nhưng vẫn không có kinh nguyệt lần đầu.

Trường hợp thứ hai là tắc kinh thứ phát, chị em không có kinh nguyệt trong ít nhất 3 tháng. Đây là trường hợp thường thấy.

1.2 Nguyên nhân gây tắc kinh ở chị em phụ nữ

– Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị tắc kinh, phổ biến là do mang thai, đang trong thời kỳ cho con bú và bị mãn kinh.

– Những chị em bị mất cân bằng hormone do u tuyến yên, tuyến giáp hoặc nồng độ estrogen, testosterone thấp cũng có thể dẫn đến tắc kinh.

– Có một số loại thuốc như chống rối loạn tâm thần, chống trầm cảm, thuốc trị huyết áp cao, thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp… có thể khiến chị em bị tắc kinh.

Phụ nữ bị tắc kinh phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều chị em

Phụ nữ bị tắc kinh phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều chị em

– Những chị em bị căng thẳng hoặc tập thể dục thể thao cường độ quá cao thì chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trường hợp chị em bị béo phì cũng dễ bị ngưng kinh nguyệt do quá nhiều chất béo trong cơ thể.

– Có những trường hợp thì bị tắc kinh do cơ quan sinh sản nữ bị khuyết tật, có khối u hoặc bị nhiễm trùng. Hoặc trường hợp các chị em bị rối loạn di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể cũng có kinh nguyệt muộn.

Như vậy, hiện tượng tắc kinh là điều bất thường đối với chị em. Nguyên nhân gây ra cũng vô cùng phức tạp. Muốn điều trị được dứt điểm tình trạng này, chị em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định điều trị.

2. Phụ nữ bị tắc kinh phải làm sao? Bị tắc kinh nên ăn gì?

Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Nếu chị em ăn uống không đủ chất, lại thường xuyên ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia, hút thuốc lá thì có nguy cơ bị tắc kinh.

Nếu bị tắc kinh, chị em nên bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn của mình để hỗ trợ điều trị bệnh:

– Gừng: đây là loại thực phẩm giúp làm ấm bụng, rất tốt để xoa dịu những cơn đau trong kỳ kinh nguyệt. Nếu bị tắc kinh, chị em chỉ cần uống trà gừng, dùng làm gia vị nấu ăn hàng ngày thì kinh nguyệt sẽ sớm quay trở lại.

– Đu đủ ương: có tác dụng gây những cơn co và tăng lưu lượng máu đến tử cung, nhờ đó, món này chữa tắc kinh hiệu quả.

– Nghệ: đây là loại gia vị giúp lưu thông máu, cân bằng nội tiết và giúp điều hòa kinh nguyệt.

Một số loại thảo mộc như ngải cứu, ích mẫu, dâm bụt... có tác dụng chữa tắc kinh hiệu quả.

Một số loại thảo mộc như ngải cứu, ích mẫu, dâm bụt… có tác dụng chữa tắc kinh hiệu quả.

– Nha đam: loại cây này giúp điều hòa các hormone nữ. Uống một cốc nước ép nha đam mỗi ngày, chị em vừa kiểm soát được cân nặng lại vừa có kinh nguyệt đều đặn.

– Đường thốt nốt: rất giàu chất sắt, là loại thực phẩm cực tốt để chữa tắc kinh nguyệt.

– Nho: là loại quả cũng giàu chất sắt, rất tốt cho những chị em bị tắc kinh do thiếu máu.

– Mướp đắng: nếu chị em uống 2 cốc nước ép mướp đắng mỗi ngày, tình trạng tắc kinh sẽ nhanh chóng được cải thiện.

– Các loại rau mùi: uống nước ép rau mùi có tác dụng điều tiết hormone, cải thiện tình trạng tắc kinh, giảm đau bụng khi hành kinh.

– Cà rốt: cũng là một loại thực phẩm chữa tắc kinh hiệu quả cao.

3. Phụ nữ bị tắc kinh phải làm sao? Bị tắc kinh nên uống thuốc gì?

Để điều trị tắc kinh, chị em có thể tìm đến các phương thuốc Đông y hoặc Tây y.

3.1 Điều trị tắc kinh bằng phương pháp Tây y

Trong Tây y, có nhiều loại thuốc để điều trị bệnh này, nhưng trước khi uống bất cứ thứ gì, chị em cũng cần thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho chị em dùng thêm thuốc sắt để bổ máu, giúp điều hòa kinh nguyệt hoặc uống thuốc tránh thai để hỗ trợ chữa tắc kinh.

3.2 Điều trị tắc kinh bằng phương pháp Đông y

Trong Đông y, chị em có thể sử dụng một số loại thảo mộc sau để điều trị tắc kinh:

– Ngải cứu: lá ngải cứu sau khi phơi khô, tán nhỏ, sắc thành thuốc uống hàng ngày giúp điều hòa kinh nguyệt.

– Ích mẫu: đây là loại thảo dược được các chuyên gia y tế khẳng định giảm đau bụng kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt.

– Hoa râm bụt: chỉ cần sắc vỏ cây râm bụt uống cùng lá huyết dụ, chị em sẽ có được kết quả trong vòng 1 tháng.

– Hoa hồng: cánh hoa phơi khô, sắc thuốc uống có tác dụng chữa tắc kinh nguyệt, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả.

4. Khi nào chị em phụ nữ bị tắc kinh cần tìm sự giúp đỡ y tế

Có một số trường hợp khi phụ nữ cần tìm sự giúp đỡ y tế khi gặp vấn đề về tắc kinh. Dưới đây là một số tình huống cần xem xét tìm sự giúp đỡ y tế chuyên nghiệp:

– Tắc kinh kéo dài: Nếu bạn gặp tình trạng tắc kinh kéo dài, tức là không có kinh trong ít nhất 3 tháng hoặc nhiều hơn, bạn nên thăm bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của mình.

– Tắc kinh không thường xuyên: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không ổn định và thường xuyên bị tắc kinh, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn y tế để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị phù hợp.

– Triệu chứng đau hoặc không thoải mái: Nếu bạn gặp đau bụng mạnh hoặc các triệu chứng không thoải mái khác như buồn nôn, mệt mỏi hoặc chảy máu bất thường, nên thăm bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác.

– Khi có nghi ngờ về sức khỏe sinh sản: Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về sức khỏe sinh sản của mình hoặc có các triệu chứng bất thường khác nhau, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ y tế chuyên nghiệp. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Khi muốn sử dụng thuốc tây chữa tắc kinh, chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ.kinh nguyệt ra ít

Khi muốn sử dụng thuốc tây chữa tắc kinh, chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ

Nhớ rằng mỗi trường hợp là khác nhau, và việc phụ nữ bị tắc kinh phải làm sao, tự chữa tại nhà hay tìm sự giúp đỡ y tế phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn. Luôn lắng nghe cơ thể của mình và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital