Phòng ngừa chửa ngoài tử cung dẫn tới biến chứng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chửa ngoài tử cung là hiện tượng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp mang thai ngoài tử cung không phát hiện và xử trí sớm, dẫn tới biến chứng. Tốt nhất, chị em cần trang bị cho mình kiến thức phòng ngừa chửa ngoài tử cung.

1. Nguyên nhân chửa ngoài tử cung

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây chửa ngoài tử cung rất phức tạp. Thông thường là do vòi trứng bị viêm do nhiễm khuẩn làm cho vòi trứng có những chỗ bị cong, bị gấp khúc khiến cho trứng không di chuyển về buồng tử cung được. Cũng có nhiều trường hợp do nhu động của vòi trứng thay đổi làm cho trứng dừng lại trong quá trình di chuyển, có khi là do một khối u trong hố chậu chèn vào lòng vòi trứng.

Chửa ngoài tử cung là bệnh lý sản khoa thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Chửa ngoài tử cung là bệnh lý sản khoa thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

2. Chửa ngoài tử cung phải làm sao?

Các chị em đã được phẫu thuật thông vòi trứng cũng có thể bị chửa ngoài tử cung vì niêm mạc vòi trứng đã bị tổn thương dễ làm lòng vòi trứng bị chít hẹp.
Tùy vị trí làm tổ của trứng, tùy theo bệnh nhân đến bệnh viện sớm hay muộn, có thể thấy các biểu hiện như:
Nếu khối chửa ở vòi trứng bị vỡ đột ngột, chảy máu dữ dội ở trong ổ bụng: cần phải mổ ngay để cắt bỏ vòi trứng có thai để cầm máu, đồng thời truyền bù máu cho thai phụ. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong do mất máu cấp;
Nếu thai bị chết ở nơi làm tổ lạc chỗ do thai được nuôi dưỡng kém, việc chẩn đoán có khó khăn hơn.

Chửa ngoài tử cung nếu không được phát hiện sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm

Chửa ngoài tử cung nếu không được phát hiện sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm

Chửa ngoài tử cung là hiện tượng nguy hiểm nên cần xử trí càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3. Phòng ngừa chửa ngoài tử cung

Để phòng ngừa chửa ngoài tử cung, chị em cần phải giữ vệ sinh cá nhân cá nhân, vệ sinh sau khi giao hợp để tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, đặc biệt là viêm 2 vòi trứng. Vì bộ phận sinh dục của người phụ nữ rất thuận lợi cho viêm nhiễm; đường sinh dục của người phụ nữ có nhiều khe kẽ, ngóc ngách, nhiều lỗ của các tuyến nên dễ là những nơi cư trú của các vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và cả virus.

– Hạn chế nạo phá thai; phòng ngừa viêm nhiễm sinh dục do các bệnh lây truyền qua đường tình dục (chung thủy 1 vợ -1 chồng, dùng bao cao su khi quan hệ) và chống viêm nhiễm sau khi sinh cũng như sau khi sảy thai.

Để phòng ngừa chửa ngoài tử cung chị em cần có lối sống sinh hoạt tình dục lành mạnh, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Để phòng ngừa chửa ngoài tử cung chị em cần có lối sống sinh hoạt tình dục lành mạnh, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Nếu phát hiện có hiện tượng khí hư bất thường, người phụ nữ nên đi khám phụ khoa để xử trí sớm. Việc xử trí càng muộn, nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung dẫn đến viêm nhiễm tử cung, vòi trứng càng cao, gây ra hậu quả chửa ngoài tử cung.
Đặc biệt với những sản phụ đã xử trí chửa ngoài tử cung và muốn có thai trở lại, thời gian cần thiết để các chức năng sinh sản ổn định trở lại ít nhất là 1 năm. Đồng thời khi đã có thai, sản phụ phải đi khám thai đều đặn và có sự theo dõi của bác sĩ.

Các sản phụ cũng nên tích cực xử trí bệnh viêm khoang chậu và chứng viêm ống dẫn trứng, để ngăn chặn tình trạng thai ngoài tử cung.
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ nhằm nắm được tình trạng sức khỏe sinh sản, kịp thời xử lý những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital