Phình đĩa đệm cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Phình đĩa đệm cổ là giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, tê bì ở vùng cổ, vai và gáy. Tuy nhiên vì ở dạng nhẹ nên triệu chứng của phồng đĩa đệm cổ hay bị nhầm lẫn với các triệu chứng đau khác. Nếu các tổn thương ở đĩa đệm không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

1. Phình đĩa đệm cổ là gì?

Địa đệm có hình dạng dẹt và tròn, nằm giữa hai đốt sống. Cấu tạo đĩa đệm gồm hai phần là nhân nhầy bên trong và bao xơ bên ngoài. Chức năng của đĩa đệm là giảm xóc, giảm ma sát ở hai đầu đốt sống khi chúng di chuyển để bảo vệ cột sống. Khi bị tổn thương, đĩa đệm sẽ có xu hướng phình ra về một bên trái hoặc phải của ống sống.

Triệu chứng của phồng đĩa đệm cổ là bị ngứa ran và đau ở một bên của vai, ngực và cánh tay. Bệnh lý này có thể làm yếu cánh tay và ngón tay của người bệnh, đôi khi người bệnh sẽ có cảm giác như bị đau tim. Đĩa đệm phình lên và không được điều trị sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Phình đĩa đệm cổ là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gây ra cảm giác đau nhức, tê ngứa ở vùng cổ, vai, gáy

Phình đĩa đệm cổ là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gây ra cảm giác đau nhức, tê ngứa ở vùng cổ, vai, gáy

2. Phân biệt phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm

Nhiều người nhầm lẫn rằng phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm có tính chất giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng bệnh hoàn toàn khác nhau:

Phình đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm vẫn còn nằm ở trong bao xơ. Vì vậy, phồng đĩa đệm có thể coi là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Nếu như không được điều trị, tình trạng nặng hơn mới dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

– Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ đã bị rách ra. Khi đó, nhân nhầy của đĩa đệm bị trượt ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống. Thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau nhức và tê liệt ở các vùng dây thần kinh bị chèn ép.

3. Dấu hiệu phồng đĩa đệm cổ

Triệu chứng của phồng đĩa đệm cổ ban đầu không rõ ràng và rất khó phát hiện. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể cảm nhận được qua các dấu hiệu sau:

– Cảm thấy đau nhức, tê bì, ngứa ran ở vùng cổ và vùng xương bả vai.

– Cơn đau có thể lan đến cánh tay, cẳng tay và ngón tay.

– Các triệu chứng này có thể giảm theo thời gian nếu được nghỉ ngơi và không hoạt động mạnh.

– Tình trạng phồng đĩa đệm cổ kéo dài có thể dẫn đến bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Béo phì, thừa cân là một trong những nguyên nhân dẫn đến phồng đĩa đệm cổ

Béo phì, thừa cân là một trong những nguyên nhân dẫn đến phồng đĩa đệm cổ

4. Tìm hiểu các nguyên nhân gây phồng đĩa đệm cổ

Dưới đây là các nguyên nhân đĩa đệm bị phình:

– Tuổi tác: Những người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh này. Đây là hậu quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Theo thời gian, đĩa đệm dần bị mất nước, khô cứng và mất đi sự linh hoạt. Khi đó, có bất kỳ tác động hoặc áp lực nào địa đệm rất dễ bị tổn thương và phình lên. 

– Chấn thương: Những chấn thương do tai nạn, bê vác đồ nặng, hoạt động thể thao,… dễ gây áp lực đột ngột lên cột sống dẫn tới phình đĩa đệm. Do vậy, những người làm công việc lao động vất vả có nguy cơ bị phồng đĩa đệm cổ cao hơn bình thường.

– Béo phì, thừa cân: Khi trọng lượng cơ thể vượt quá sức chịu đựng của cột sống sẽ gây áp lực lên cấu trúc của đĩa đệm.

– Tư thế sai: Đứng hoặc ngồi quá lâu, ngồi khom lưng, ngửa cổ hoặc ngồi gục đầu,…là các tư thế sai, gây tác động xấu đến đĩa đệm.

– Rượu bia, thuốc lá: Những thành phần trong rượu bia và thuốc lá làm cản trở quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng nuôi đĩa đệm. Hệ quả của việc này là làm đẩy nhanh quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

– Di truyền: Cấu trúc đĩa đệm của bố hoặc mẹ yếu thì con cái cũng có khả năng bị phồng đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm.

5. Phương pháp điều trị phình đĩa đệm cổ

Phình đĩa đệm cổ là giai đoạn nhẹ nhất của thoát vị đĩa đệm. Nếu các triệu chứng được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể điều trị và hạn chế những biến chứng nặng hơn.

5.1  Chữa phình đĩa đệm cổ bằng thuốc

Các loại thuốc có thể sử dụng để điều trị phồng đĩa đệm cổ là thuốc giảm đau và thuốc chống viêm. Thuốc không chứa steroid có tác dụng giảm các triệu chứng đau nhức tức thì. Nếu bạn bị đau nhiều, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau có chất gây mê. Khi sử dụng các loại thuốc, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để cho hiệu quả cao và hạn chế tác dụng phụ nguy hiểm.

Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ có thể kiểm soát được các triệu chứng của phồng đĩa đệm cổ

Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ có thể kiểm soát được các triệu chứng của phồng đĩa đệm cổ

5.2 Chữa phình đĩa đệm cổ bằng vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng giãn cơ, giảm đau và củng cố lại vị trí đĩa đệm. Từ đó, giải phóng không gian cho các dây thần kinh, giảm các triệu chứng tê bì, ngứa.

Ngoài ra, còn một số phương pháp điều trị phồng đĩa đệm cổ khác như: Dùng các thiết bị máy móc để kéo giãn cơ, tiêm trực tiếp cortisone vào cột sống để giảm đau. Nếu tình trạng của người bệnh không thể cải thiện bằng các phương pháp trên thì sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào còn tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bệnh nhân và cần có sự chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng. Người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị được chỉ định, đồng thời theo dõi và thông báo với bác sĩ khi thấy bất thường.

6. Phòng ngừa phình đĩa đệm cổ

Theo thời gian, phần gel trong đĩa đệm sẽ dần khô cứng, đây là quá trình lão hóa không thể tránh khỏi. Vì vậy, không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa phồng đĩa đệm cổ. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một vài phương pháp sau:

– Ổn định cân nặng cơ thể, tránh xảy ra tình trạng béo phì. Bởi trọng lượng cơ thể có thể gây áp lực lên cột sống.

– Thường xuyên tập luyện thể thao, khởi động kỹ và tập luyện vừa sức. Vận động giúp tăng cường cơ xung quanh cột sống cũng như độ đàn hồi của xương khớp.

– Nếu làm các công việc phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ thủ công,…thì bạn nên vận động nhẹ 5 – 10 phút sau mỗi tiếng.

– Thay đổi các tư thế xấu, nhằm giảm căng thẳng cho cột sống.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và magie, giúp xương chắc khỏe và linh hoạt.

Nếu tình trạng phồng đĩa điểm cổ kéo dài và không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu phát hiện những cơn đau bất thường ở đốt sống cổ, hãy đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital