Phẫu thuật thoát vị bẹn khi nào cần?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Thoát vị bẹn là bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, tâm lý bệnh nhân nhưng nhiều người còn chưa hiểu biết rõ. Vậy phẫu thuật thoát bẹn khi nào cần?

1. Thoát vị bẹn là gì?

Thoát vị bẹn là  là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài qua điểm yếu ở thành sau của ống bẹn. Thoát vị bẹn xảy ra khi mô mềm – thường là một phần của màng tế bào lót các khoang bụng (mạc nối) hoặc một phần của ruột bị dịch chuyển ra khỏi vị trí của chúng. Bệnh có thể gây đau, đặc biệt là khi bạn ho, cúi xuống hoặc nhấc một vật nặng.

Thoát bị bẹn cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Thoát bị bẹn cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Thoát vị bẹn không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị thoát vị bẹn.

2. Phẫu thuật thoát bị bẹn khi nào cần?

Phẫu thuật thoát vị bẹn là phương pháp được chỉ định bắt buộc trong điều trị bệnh thoát vị bẹn.  Phẫu thuật thoát vị bẹn được chỉ định cho các trường hợp thoát vị gây đau, triệu chứng nặng hoặc kéo dài hoặc gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như thoát vị nghẹt, hoại tử ruột.

Khi phát hiện các biểu hiện của bệnh lý thoát vị bẹn, mọi người nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và tiến hành phẫu thuật vì bệnh không thể tự khỏi. Thoát vị bẹn hoàn toàn có thể điều trị triệt để không nguy hiểm nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây nên những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo các bác sĩ, thoát vị bẹn ở trẻ em là loại bệnh lý bẩm sinh, khá phổ biến. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi với tỉ lệ 1-3% và tỉ lệ 3-4,8% ở trẻ sinh non. Việc chẩn đoán và điều trị phẫu thuật sớm sẽ giảm thiểu tối đa các biến chứng thường gặp.

Phẫu thuật thoát vị bẹn càng được thực hiện sớm càng tốt

Phẫu thuật thoát vị bẹn càng được thực hiện sớm càng tốt

3. Chăm sóc sau phẫu thuật thoát bị bẹn?

Chăm sóc vết mổ là biện pháp quan trọng hàng đầu, quyết định cho vết mổ mau lành hay không. Nên có y tá chuyên khoa ngoại phẫu thuật tiêu hóa hàng ngày đến thay băng và báo cáo cho bác sĩ khi tình trạng vi trùng kháng thuốc, làm vết mổ không khô, bác sĩ sẽ cho kháng sinh mạnh và phối hợp. Có trường hợp phải làm kháng sinh đồ để dùng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.

Bác sĩ sẽ cho chủ yếu là kháng sinh, chống viêm, giảm đau và chống táo bón, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ không được tự ý thay đổi liều lượng và dừng thuốc khi không xin ý kiến của bác sĩ điều trị.

Dinh dưỡng: cũng rất quan trọng, vì cung cấp nguyên liệu cho cơ thể sản xuất kháng thể và bạch cầu chống đối với vi trùng. Cung cấp các chất xây dựng và tái tạo tổ chức bị tổn thương trong cuộc mổ.

– Trong giai đoạn đầu, nếu thoát vị nghẹt nặng có cắt ruột thì việc dinh dưỡng ban đầu chủ yếu qua đường tĩnh mạch.

– Nên lựa chọn những loại thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu (cháo, phở, súp, sữa … và nhiều bữa). Tuy nhiên nên kiêng nếp, cay, bia rượu. Nên ăn cua, tôm để vết thương mau hồi phục.

Đi lại và vận động: nhẹ nhàng, nên xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về chế độ tập luyện đúng cách, tránh biến chứng hậu phẫu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tái khám định kỳ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ điều trị để được theo dõi kiểm tra đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital