Phẫu thuật nạo túi lợi được thực hiện như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Bệnh lý ở vùng quanh răng là một trong những nhóm bệnh phổ biến có tỷ lệ người mắc cao nhất. Theo thống kê, có tới 90% người trưởng thành bị viêm quanh răng. Và một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất được sử dụng hiện nay là phẫu thuật nạo túi lợi. Vậy quy trình nạo túi lợi được diễn ra như thế nào?

1. Túi lợi là gì?

Lợi là một phần của niêm mạc miệng, có liên quan trực tiếp đến răng và bám vào cổ răng (xương và xương cổ răng). Về mặt giải phẫu, lợi được chia thành 2 phần: lợi tự do và lợi dính.

– Lợi tự do: Phần lợi ôm sát lấy cổ răng, cùng cổ răng tạo thành khe sâu khoảng 1mm gọi là rãnh lợi.

– Lợi dính: Phần lợi bám dính vào phần chân răng ở trên và phần mặt ngoài xương ổ răng ở dưới.

Lợi tự do và răng tạo thành một rãnh nông, đáy của nó được tạo thành bởi nhiều mô bám được gọi là túi lợi sinh lý.

2. Phẫu thuật nạo túi lợi là gì?

Phẫu thuật nạo túi lợi là một thủ thuật được thực hiện nhằm điều trị bệnh lý viêm quanh răng 

Phẫu thuật nạo túi lợi là một thủ thuật được thực hiện nhằm điều trị bệnh lý viêm quanh răng

Phẫu thuật nạo túi lợi là một thủ thuật được thực hiện nhằm điều trị bệnh lý viêm quanh răng (vùng quanh răng bao gồm: lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và xương ổ răng), giúp làm sạch phần mô mềm đang bị viêm ở thành ngoài của túi lợi, cao răng bám ở thành trong hay các thành phần nằm ở trong túi lợi.

Nếu bệnh nhân có bệnh lý về răng miệng nhưng không được tạo túi lợi sớm sẽ gặp những hậu quả như:

– Hơi thở có mùi hôi, răng bị ê buốt, nhạy cảm, cao răng ở trong túi lợi gây hiện tượng mòn cổ răng.

– Túi lợi ngày càng phát triển sâu thì phần dây chằng ở lợi sẽ càng dễ bị viêm, thậm chí là đứt, khiến cho nướu bị tách khỏi chân răng.

– Túi lợi phát triển ngày càng sâu dẫn đến cổ chân răng bị mòn, dần phát triển đâm sâu xuống dưới nướu khiến bệnh nhân đau nhức, tiêu xương ở ổ răng, bị lộ chân răng do tụt nướu gây mất thẩm mỹ. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tuỷ răng và có thể biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm hơn.

3. Đối tượng được chỉ định và chống chỉ định nạo túi lợi

3.1 Chỉ định

– Khi cần thực hiện giảm viêm ở túi lợi có độ sâu trung bình với tổ chức lợi xơ dày.

– Bị áp xe quanh răng.

– Để giảm viêm trước khi phẫu thuật quanh răng khác hoặc ở người chống chỉ định thực hiện phẫu thuật.

– Sau khi tiến hành các phương pháp phẫu thuật quanh răng, túi lợi gặp tình trạng viêm.

Áp xe răng là một trong những trường hợp được chỉ định phẫu thuật nạo túi lợi

Áp xe răng là một trong những trường hợp được chỉ định phẫu thuật để nạo túi lợi

3.2 Chống chỉ định

– Thành bên lợi của túi lợi rất mỏng.

– Bệnh nhân có biểu hiện viêm cấp tính.

– Lợi phì đại do phenytoin.

– Túi lợi quá sâu, đi hết phần lợi dính, đặc biệt ở vùng răng hàm.

4. Quy trình nạo túi lợi

Quy trình phẫu thuật túi lợi sẽ diễn ra như sau:

4.1 Thăm khám tổng quát

Để xác định bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng được chỉ định nạo túi lợi hay không, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát để có thể đánh giá được sơ bộ tình hình răng miệng của bệnh nhân. Sau đó sẽ chụp phim để xác định đươc cấu trúc răng hàm, tình trạng phát triển của bệnh đồng thời rà soát được những bệnh lý khác để lên phác đồ điều trị.

Để xác định bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng được chỉ định phẫu thuật nạo túi lợi, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát để có thể đánh giá được sơ bộ tình hình răng miệng của bệnh nhân

Để xác định bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng được chỉ định nạo túi lợi hay không, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát để có thể đánh giá được sơ bộ tình hình răng miệng của bệnh nhân

4.1 Gây tê cục bộ

Bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ cho bệnh nhân. Điều này sẽ giúp cho người bệnh sẽ giảm bớt khó chịu hay đau buốt trước khi nạo vét.

4.2 Nạo túi lợi

– Mức độ nhẹ: Nếu túi lợi không quá sâu, bác sĩ chỉ cần tiến hành cạo vôi răng, loại bỏ mảng báo cho bệnh nhân.

– Mức độ nặng: Nếu túi lợi sâu, lớn hơn 5mm, xương răng bị tiêu nghiêm trọng, viêm cả phần túi dưới xương thì phải tiến hành nạo vét túi lợi hoặc nặng hơn thì cần phải phẫu thuật nạo vét sâu, để làm sạch được ổ mủ, điều chỉnh được các mô nha chu và phục hồi răng nếu cần thiết. Trường hợp này phải có sự can thiệp của bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao để điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm.

4.3 Làm sạch túi lợi

Trước khi khâu vết thương, bác sĩ tiến hành bóc tách phần nướu khỏi xương, loại bỏ đi phần mô bị tổn thương. Trường hợp bờ ổ xương quá gồ ghề, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh lại để tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ trên mô xương lành mạnh.

Cuối cùng, bệnh nhân được tiến hành bơm rửa túi lợi bằng oxy già và nước muối sinh lý. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách cầm máu, sử dụng gel kháng viêm để giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

5. Nạo túi lợi có đau không?

Ban đầu khi bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi khó chịu. Nhưng nếu bị viêm lợi nặng, bạn sẽ chảy máu và có cảm giác đau một chút khi tiến hành phẫu thuật. Cần lưu ý thêm rằng, túi lợi càng lớn, nguy cơ tiêu xương càng cao và việc điều trị càng gặp nhiều khó khăn, thậm chí là không chữa khỏi được do đó bạn cần lưu ý đi khám răng và cạo vôi răng ít nhất 6 tháng/lần.

6. Lưu ý sau khi nạo túi lợi

Ngoài việc đánh răng và dùng nước súc miệng, bạn nên kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa để mang đến hiệu quả tối đa

Ngoài việc đánh răng và dùng nước súc miệng, bạn nên kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa để mang đến hiệu quả tối đa

– Sau khi nạo túi lợi, ở vùng lợi vừa được điều trị sẽ có cảm giác đau nhức. Để cảm giác này giảm bớt, bạn nên uống thuốc theo đúng liều lượng đã được bác sĩ chỉ định.

– Bên cạnh đó, nên súc miệng nước muối sinh lý thay cho việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa trong vài ngày đầu để không tác động đến vùng vết thương.

– Ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp, cơm xay,…, hạn chế ăn đồ cứng như các loại hạt, mía,…

– Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

– Hạn chế ăn những đồ cay nóng, bổ sung ăn sữa chua hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Với bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết xoay quanh chủ đề nạo túi lợi. Để răng miệng luôn khỏe mạnh, hãy thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế uy tín nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital