Phẫu thuật cấy ghép implant và những điều cần biết 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Phẫu thuật cấy ghép implant là giải pháp mang tính cách mạng dành cho những bệnh nhân bị mất răng lâu năm, đặc biệt là các trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương hàm, xương hàm mỏng, yếu, và không thể khắc phục bằng những phương pháp truyền thống. Dưới đây là những thông tin quan trọng mà những người đang quan tâm đến kỹ thuật cấy ghép implant cần biết.

1. Cấy ghép implant là gì?

Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp cấy răng giả vào khu vực xương hàm nhằm mục đích thay thế gốc răng đã mất. Nói cách khác, đây là quá trình thực hiện cấy ghép những trụ chân kim loại hay khung kim loại vào vùng xương hàm phía dưới nướu bằng các thủ thuật tiểu phẫu để thay thế chân răng đã mất.

Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp cấy răng giả vào khu vực xương hàm nhằm mục đích thay thế gốc răng đã mất.

Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp cấy răng giả vào khu vực xương hàm nhằm mục đích thay thế gốc răng đã mất.

Với những ưu điểm vượt trội, kỹ thuật cấy ghép Implant ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người chọn lựa khi gặp sự cố liên quan đến mất răng không mong muốn. Không giống phương pháp truyền thống, phương pháp sẽ không làm ảnh hưởng tới các răng kế cận, đồng thời không gây tiêu xương, không vướng víu, khó chịu như các hàm giả tháo lắp thông thường.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định cấy ghép implant

Cấy ghép implant là giải pháp tối ưu dành cho người bị mất răng lâu năm. Ngoài ra, kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả đối với các trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương hàm.

Bên cạnh đó, không phải ai cũng được chỉ định sử dụng phương pháp này những người bị thiếu khối lượng, chiều cao, chiều rộng xương hàm, khoảng liên hàm không đủ để làm phục hình răng. Thêm vào đó, những trường hợp bệnh nhân chưa đến tuổi trưởng thành, đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng thì cũng không nên sử dụng phương pháp này.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật cấy ghép này là gì?

3.1 Ưu điểm của phẫu thuật cấy ghép implant

Kỹ thuật cấy ghép răng Implant được các chuyên gia khoa Răng Hàm Mặt đánh giá là giải pháp phục hình răng vô cùng hiện đại. Phương pháp ghi điểm với nhiều ưu điểm vượt trội mà các phương pháp làm răng giả khác chẳng hạn như hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ không có. Cụ thể là những ưu điểm sau:

– Kỹ thuật cấy ghép Implant không lầm ảnh hưởng tới các răng xung quanh khi chỉ tác động vào khu vực răng bị mất. Do đó, người bệnh hoàn toàn không cần phải lo lắng đến trường hợp răng xung quanh bị xâm lấn, bảo toàn cho răng thật khác.

Phẫu thuật cấy ghép implant không lầm ảnh hưởng tới các răng xung quanh

Phẫu thuật cấy ghép implant không lầm ảnh hưởng tới các răng xung quanh

– Răng Implant được cấu trúc giống như một chiếc răng thật với đủ chân răng, thân răng nên khi thực hiện phục hình sẽ có tính thẩm mỹ rất cao. Đồng thời chức năng của răng cũng giống với răng tự nhiên được mọc lên từ nướu và có tuổi thọ kéo dài trọn đời.

– Khả năng bảo tồn xương hàm không bị tiêu đi là một trong những ưu điểm hay được nhắc đến với kỹ thuật cấy ghép Implant. Trụ Implant nằm bên trong vùng xương hàm, có chức năng như một chân răng thật thụ, xương hàm sẽ được kích thích một cách đều đặn và duy trì mật độ ổn định thông qua lực ăn nhai. Trong khi đó, các phương pháp truyền thống khác không có khả năng phục hồi lại chân răng nên sau một khoảng thời gian sử dụng, vùng mô xương hàm sẽ tiêu dần đi.

– Kỹ thuật cấy ghép Implant được áp dụng để điều trị cho tất cả các trường hợp mất răng. Dù bệnh nhân có mất một hay nhiều răng, thậm chí là mất toàn hàm đều sẽ khắc phục hiệu quả.

3.2 Nhược điểm phẫu thuật cấy ghép implant

Dù là phương pháp tối ưu nhất hiện nay nhưng kỹ thuật này không tránh khỏi những nhược điểm sau:

– Vì là phương pháp hiện đại nên kinh phí để thực hiện phẫu thuật cũng sẽ cao hơn từ 1,5-2 lần so với phương pháp truyền thống.

– Khi thực hiện kỹ thuật, phải thực hiện trong phòng mổ vô khuẩn với trang thiết bị tối tân, hiện đại để đảm bảo tính chính xác và an toàn khi cấy ghép.

– Kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ điều trị có tay nghề cao, được đào tạo chuyên ngành sâu và có nhiều kinh nghiệm để thực hiện phẫu thuật.

– Hạn chế trường hợp bệnh nhân được áp dụng, điển hình là người bị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh nhân đang xạ trị hoặc hóa trị, có bệnh về máu, trường hợp phụ nữ có thai.

– Thời gian hoàn tất điều trị khá dài, mất khoảng 1-3 tháng tùy theo cơ địa mỗi người bởi vì trụ Implant và xương hàm cần có thời gian có thể tích hợp và cố định vào nhau một cách chắc chắn nhất.

4. Quy trình cấy ghép implant gồm những bước gì?

Quy trình cấy ghép implant thường diễn ra với những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Bệnh nhân thăm khám và tư vấn

– Bác sĩ tiến hành kiểm tra răng miệng đồng thời chụp phim CT nhằm kiểm tra mật độ xương, độ dày của xương hàm và làm các xét nghiệm máu hỗ trợ việc điều trị.

– Theo trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Trước khi tiến hành cấy ghép, bác sĩ phải kiểm tra răng miệng của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp

Trước khi tiến hành cấy ghép, bác sĩ phải kiểm tra răng miệng của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp

Bước 2: Quá trình cấy ghép Implant

– Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ để giảm cảm giác đau đớn trong quá trình thực hiện.

– Bác sĩ nha khoa tiến hành cấy ghép trụ Implant trực tiếp vào vùng xương hàm người bệnh.

–  Ngay sau khi cấy trụ xong, để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như là chức năng nhai bình thường, bác sĩ sẽ gắn răng trong khi trụ Implant ổn định trong xương.

Bước 3: Lắp răng sứ

Sau thời gian từ 6-14 tuần, khi xương và trụ Implant đã bắt đầu tương thích với nhau, răng sứ được lắp cố định vào chân răng, vừa khít với viền nướu.

Bước 4: Đặt lịch tái khám

– Trong 4 tuần đầu, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên để được kiểm tra kỹ, đảm bảo “răng mới” không gây khó chịu, không cản trở việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

– Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý đến những dấu hiệu của cơ thể nguy hiểm như chảy máu liên tục sau phẫu thuật, vùng cấy ghép bị nhiễm trùng, các bộ phận như răng, xương hàm, dây thần kinh… bị tổn thương và trụ Implant bị lộ ra ngoài hoặc gãy, vỡ. Khi đó, bệnh nhân cần đến ngay phòng khám uy tín để được điều trị nhanh nhất.

Trên đây là những thông tin cần thiết về quá trình phẫu thuật cấy ghép implant để người đang quan tâm đến kỹ thuật này có thêm kiến thức và chuẩn bị thật tốt trước khi tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhân chú ý đây là kỹ thuật khá phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao cũng như trang thiết bị hiện đại nên bệnh nhân cần thực hiện ở phòng khám lớn, uy tín đề đảm bảo an toàn.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital