Bất cứ loại thuốc kê đơn hay không kê đơn nào đều cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Và một trong số những tác dụng phụ này là ợ nóng – cảm giác nóng bỏng rát lồng ngực, ngay sau xương ức, có cảm giác đau, nhất là khi nằm hoặc cúi xuống. Đừng cố gắng chịu đựng những cơn ợ nóng khó chịu, hãy lên danh sách những loại thuốc hiện đang sử dụng và hỏi bác sĩ xem liệu có phải một trong số đó là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng. Bác sĩ có thể điều chỉnh tình trạng này bằng cách thay đổi loại thuốc khác.
Menu xem nhanh:
Một số loại thuốc có thể gây ợ nóng
Sau đây là một số loại thuốc có thể gây ra ợ nóng:
- Thuốc trị rối loạn lo âu
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc huyết áp cao
- Nitroglycerin
- Thuốc loãng xương
- Thuốc giảm đau
10 lưu ý khi bị ợ nóng do dùng thuốc
- Nếu ợ nóng là do sử dụng thuốc, một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp làm giảm triệu chứng khó chịu:
2. Không được tự ý ngừng sử dụng thuốc kê đơn mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
3. Với bất cứ loại thuốc nào cũng không được dùng quá liều lượng cho phép. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
4. Chú ý đến thời gian và cách uống thuốc. Một số loại thuốc và chất bổ sung cần uống ngay sau bữa ăn để giảm chứng ợ nóng. Trong khi đó có những loại thuốc khác lại phải uống trước khi ăn. Nếu không biết chắc chắn, hãy hỏi lại bác sĩ hoặc dược sĩ để biết nên uống thuốc vào lúc nào.
5. Cho bác sĩ biết về tất cả loại thuốc mà mình đang sử dụng, bao gồm cả vitamin, khoáng chất và thuốc không kê đơn. Bác sĩ có thể đề nghị điều chỉnh lại liều lượng thuốc đang uống, chuyển sang loại thuốc khác hoặc thử áp dụng một số biện pháp khác để hạn chế tình trạng ợ nóng.
6. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết liệu có thể chuyển sang sử dụng dạng thuốc khác. Ví dụ, những người uống thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để điều trị viêm khớp có thể chuyển sang kem bôi để giảm nguy cơ bị ợ nóng.
7. Không nằm ngay sau khi uống thuốc. Nên đứng thẳng, ví dụ trong ít nhất là 30 phút sau khi uống thuốc bisphosphonates và ít nhất 15-20 phút sau khi uống thuốc trị rối loạn lo âu để ngăn ngừa chứng ợ nóng.
8. Có thể sử dụng trà hoặc gừng để giảm ợ nóng. Nếu tình trạng này trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, có thể thử uống một tách trà gừng sau bữa tối.
9. Hỏi bác sĩ xem liệu có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị chứng ợ nóng không kê đơn như thuốc kháng axit. Bởi vì một số loại thuốc có thể tương tác với nhau. Ngoài ra không nên sử dụng thuốc kháng axit trong thời gian dài trừ khi có khuyến cáo của bác sĩ.
10. Nếu chứng ợ nóng quá nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hãy ghi nhớ rằng những loại thuốc này không phải có tác dụng ngay mà có thể mất vài ngày.
Nếu chứng ợ nóng vẫn không thuyên giảm hoặc có thêm những triệu chứng khác như khó nuốt, giảm cân, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Chờ đợi quá lâu có thể gây ra khó khăn trong điều trị, vì theo thời gian axit trào ngược sẽ gây hại cho thực quản.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn thêm , bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.