Nội soi dạ dày và 5 bệnh lý có thể phát hiện

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Lê Xuân Thắng

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Nội soi dạ dày là một phương pháp hữu hiệu nhất để phát hiện sớm các tổn thương ở dạ dày. Đây cũng là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến bởi độ chính xác cao trong chẩn đoán bệnh.

1. Tìm hiểu chung về phương pháp nội soi dạ dày

1.1. Định nghĩa về phương pháp nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của hệ tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng bằng cách đưa ống mềm nhỏ qua đường miệng.

Đặt cạnh các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm hay chụp X-quang thì nội soi dạ dày có độ chính xác cao hơn, giúp phát hiện được những tổn thương nhỏ nhất ở dạ dày.

nội soi dạ dày

Phương pháp nội soi ở dạ dày có thể phát hiện sớm các bệnh lý có thể xảy ra tại bộ phận này

1.2. Nội soi dạ dày thường được chỉ định cho trường hợp nào?

Phương pháp nội soi này được áp dụng cho tất cả đối tượng, tuy nhiên với một số đối tượng dưới đây cần chủ động nội soi sớm:

– Gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày hoặc các bệnh lý liên quan tới dạ dày mạn tính.

– Người xuất hiện các triệu chứng như: Khó nuốt, buồn nôn, nôn, ợ chua, đau bụng, đi ngoài phân đen, sụt cân không rõ nguyên nhân…

– Người có nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa do nghiện thuốc lá, rượu bia, người bị viêm loét dạ dày mạn tính, sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới dạ dày…

– Người cần lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán và cắt bỏ polyp hoặc điều trị một số bệnh lý qua nội soi.

– Người cần đánh giá kết quả sau khi đã điều trị các bệnh lý tại thực quản và dạ dày

1.3. Các phương pháp nội soi dạ dày phổ biến

Với sự phát triển của y khoa, hiện nay nội soi có thể thực hiện bằng các phương pháp như:

– Phương pháp nội soi không gây mê: Với phương pháp này người bệnh sẽ được gây tê và thực hiện theo 2 đường chính:

Đường miệng: Là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất bởi chi phí hợp lý. Để thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được xịt thuốc tê ở miệng sau đó sẽ đưa ống nội soi vào miệng qua cuống họng rồi xuống dạ dày. Tuy không gây đau nhưng sẽ có cảm giác khó chịu và buồn nôn.

Đường mũi: Người bệnh sẽ được gây tê ở vùng mũi và miệng, ống nội soi nhỏ hơn sẽ đưa qua đường mũi nên cảm giác đỡ khó chịu hơn. Nhưng chi phí của phương pháp này khá cao và hạn chế đối với những người mắc bệnh lý về mũi.

– Phương pháp gây mê: Cũng được thực hiện giống như nội soi qua đường miệng nhưng sẽ được gây mê nên không có cảm giác khó chịu. Phương pháp này có chi phí cao và phức tạp hơn.

nội soi gây mê

Nội soi gây mê là phương pháp nội soi an toàn, không đau, không khó chịu cho người bệnh

2. Những bệnh lý có thể phát hiện qua phương pháp nội soi dạ dày

2.1. Viêm – loét dạ dày

Viêm dạ dày – một trong những bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa. Là hiện tượng dạ dày bị viêm, sưng, tấy đỏ và có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Bệnh lý này thường không gây nguy hiểm và sẽ ổn định sau khi được điều trị.

Loét dạ dày thường gây nên những cơn đau âm ỉ theo chu kỳ và xảy ra khi đói hoặc vài giờ sau bữa ăn. Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ hình thành các cơn đau với tần suất ngày càng tăng, gặp nhiều biến chứng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

2.2. Trào ngược dạ dày

Là tình trạng trào ngược theo từng lúc hoặc thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Bệnh này có các biểu hiện như ợ chua, ợ nóng, hôi miệng, đau ngực, nôn mửa, khó thở… Nếu bệnh mạn tính có thể gây ra các biến chứng nặng như viêm thực quản, hẹp thực quản

2.3. Xuất huyết dạ dày

Đây là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến bên trong dạ dày bị chảy máu. Bệnh lý này thường xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh chóng.

2.4. Polyp dạ dày

Là một trong những khối tế bào được hình thành trong lớp lót dạ dày. Hầu hết các polyp dạ dày không quá nguy hiểm vì đều là những khối u lành tính. Nhưng một số loại có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày.

2.5. Ung thư dạ dày

Đây là một bệnh lý nguy hiểm nhất trong số các bệnh lý ở vùng dạ dày. Ung thư dạ dày là hiện tượng tế bào cấu trúc của dạ dày trở nên bất thường, đột biến và tăng sinh một cách khó kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần hoặc xa hệ thống bạch huyết. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong số các bệnh ung thư. Để có thể chẩn đoán nguy cơ ung thư dạ dày, các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi kết hợp với lấy mẫu sinh thiết làm xét nghiệm và đánh giá, chẩn đoán một cách cụ thể.

3. Một số điều cần lưu ý trước khi thực hiện nội soi

Để quá trình nội soi đạt hiệu quả tốt nhất, mọi người cần lưu ý một số vấn đề như:

– Cân nhắc tình trạng sức khỏe và thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nên ăn các món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa như cháo, súp… và cần nhịn ăn uống ít nhất 6 tiếng trước khi nội soi. Hạn chế ăn nhiều chất xơ, khó tiêu hóa và không uống nước có màu xanh, đỏ…

lưu ý khi nội soi

Trước khi thực hiện nội soi cần thông báo tình trạng sức khỏe cho bác sĩ

Đa số mọi người đều không cảm thấy đau khi thực hiện nội soi nhưng sẽ cảm thấy khó chịu và buồn nôn (với nội soi không gây mê) hoặc sau đó sẽ cảm thấy bị rát cổ họng. Phương pháp nội soi này có tính an toàn cao, ít rủi ro nào xảy ra.

Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang sở hữu công nghệ nội soi NBI 5P và MCU giúp truy quét nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa, trong đó có ung thư. Nhờ vậy giúp xác định vị trí, kích thước, hình dạng và bề mặt của tổn thương. Đồng thời, phương pháp này cũng được ứng dụng vào các gói khám tầm soát ung thư tại TCI. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital