Niềng răng lệch khớp cắn và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Các tình trạng răng bị lệch khớp cắn thường gặp như khớp cắn ngược, khớp cắn sâu,… không chỉ gây mất thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn ảnh hưởng xấu đến khả năng ăn nhai của hàm. Vì vậy, nhiều người đã lựa chọn niềng răng lệch khớp cắn để khắc phục khả năng ăn nhai cũng như khôi phục thẩm mỹ. Vậy phương pháp niềng răng với những trường hợp khớp cắn lệch như thế nào hãy đọc kỹ bài viết dưới đây nhé!

1. Những trường hợp lệch khớp cắn cần niềng răng

Các trường hợp lệch khớp phổ biến

Các trường hợp lệch khớp phổ biến

1.1 Niềng răng lệch khớp cắn cho người bị móm

Móm hay còn gọi là khớp cắn ngược là hiện tượng răng hàm dưới chìa ra phía ngoài, răng hàm trên bị toàn bộ răng hàm dưới che lấp, gây mất cân đối cho khuôn mặt. Khi nhìn ở góc nghiêng khuôn mặt sẽ bị gãy ở phần giữa và thường được gọi là mặt lưỡi cày.

Bên cạnh đó còn có trường hợp khớp cắn đối đỉnh là một dạng sai lệch khớp cắn nhẹ của khớp cắn ngược. Cụ thể là nhóm răng cửa hàm trên chạm vào răng cửa ở hàm dưới khi hàm đang ở trạng thái nghỉ.

1.2 Khớp cắn hạng 2 (răng bị hô, vẩu)

Răng bị hô, vẩu là tình trạng sai khớp cắn khá phổ biến cần can thiệp niềng răng. Khi đó, răng hàm trên nhô ra ngoài quá mức so với hàm răng dưới, ôm trọn hoàn toàn nhóm răng trước ở hàm dưới từ đây gây mất sự cân đối của khung hàm.

1.3 Niềng răng lệch khớp cắn khi khớp cắn hở

Trường hợp răng lệch khớp cắn này là một dạng khá phổ biến khi cắn thì phần hàm trong khít nhau, nhưng các răng cửa ở hai hàm lại không đóng lại được, khi đó sẽ tạo ra một khoảng hở và có thể nhìn thấy lưỡi khi răng đang ở trong trạng thái nghỉ.

1.4 Những người bị khớp cắn chéo

Đây là tình trạng sai lệch khớp cắn khi các răng trên cung hàm mọc lệch lạc theo từng nhóm khác nhau làm cho khuôn hàm kém hài hòa và các răng bị mất cân đối với nhau.

2. Các phương pháp niềng răng sai khớp cắn phổ biến

Niềng răng khớp cắn lệch là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng khí cụ để điều chỉnh răng và khớp cắn về đúng vị trí, giúp hàm răng trở nên cân đối hơn. Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau để có thể lựa chọn sao cho phù hợp với tình trạng răng và nhu cầu của bản thân.

2.1 Niềng răng mắc cài kim loại

Đây là phương pháp niềng răng truyền thống và cũng phổ biến nhất giúp cải thiện được những trường hợp sai lệch khớp cắn. Với chi phí tương đối rẻ niềng răng bằng mắc cài kim loại đang là sự lựa chọn của rất nhiều người chỉnh nha. Mắc cài kim loại có độ bền cao, chịu được lực kéo lớn nên không dễ bị bung vỡ trong khi niềng.

Ưu điểm của phương pháp này là có chi phí rẻ nhất trong số các loại mắc cài và thời gian hàm răng chỉnh đúng vị trí diễn ra nhanh hơn vì không bị bung, gãy, vỡ mắc cài trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên tính thẩm mỹ của mắc cài kim loại thấp hơn so với những loại khác. Hơn nữa chất liệu kim loại niềng răng có thể gây kích ứng đến nướu và má.

Mắc cài kim loại có độ bền cao, chịu được lực kéo lớn nên không dễ bị bung vỡ trong khi niềng.

Mắc cài kim loại có độ bền cao, chịu được lực kéo lớn nên không dễ bị bung vỡ trong khi niềng.

2.2 Mắc cài bằng sứ

Niềng răng bằng mắc cài bằng sứ đang dần thay thế niềng răng kim loại vì cải thiện tính thẩm mỹ. Giống với mắc cài kim loại, mắc cài sứ cũng được gắn trên mặt trước của răng tuy nhiên sẽ khó nhìn thấy được khi nhìn từ xa vì chất liệu sứ có màu sắc có màu gần giống với răng thật.

Tuy nhiên phương pháp này có chi phí đắt hơn so với niềng răng bằng kim loại và thời gian niềng răng có thể kéo dài hơn và chân đế xung quanh dễ bị nhiễm màu nếu không vệ sinh đúng cách.

2.3 Niềng răng mắc cài tự đóng

Dạng này sẽ có một hệ thống nắp trượt thay thế cho thun buộc như mắc cài cổ điển để giữ dây ở trong mắc cài. Mắc cài và dây cung cũng được thiết kế tự động khiến khả năng bám dính tốt, giữ chặt dây cung cố định trong rãnh trượt.

Phương pháp này sẽ có thời gian đeo niềng răng ít hơn những loại khác và không chỉnh dây thường xuyên. Tuy nhiên mắc cài lại có độ dày lớn dễ gây ra khó chịu cho người sử dụng và chi phí cao hơn khá nhiều so với mắc cài truyền thống.

2.4 Mắc cài mặt lưỡi dành cho niềng răng lệch khớp cắn

Với phương pháp này mắc cài được dán ở mặt trong của răng nên hoàn toàn không thể nhìn thấy. Mắc cài mặt lưỡi có giá trị thẩm mỹ cao, người đeo niềng không sợ người khác phát hiện. Tuy nhiên loại mắc cài này sẽ gây khó chịu cho lưỡi trong thời gian đầu mới gắn niềng.

2.5 Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt hay có tên gọi khác là niềng răng không mắc cài. Đây là phương pháp niềng răng tiên tiến sử dụng các khay  trong suốt mà không cần dùng đến nẹp hay mắc cài. Các khay chỉnh nha có thể tháo ra lắp vào thoải mái, dễ dàng vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên đây cũng là phương pháp có chi phí cao nhất trong các loại hình niềng răng.

Niềng răng trong suốt là lựa chọn tối ưu cho niềng răng lệch khớp cắn vừa cải thiện khuyết điểm răng vừa có tính thẩm mỹ cao

Niềng răng trong suốt là lựa chọn tối ưu cho niềng răng lệch khớp cắn vừa cải thiện khuyết điểm răng vừa có tính thẩm mỹ cao

3. Thời gian niềng răng cho trường hợp lệch khớp cắn là bao lâu?

Với các kỹ thuật niềng răng như hiện nay thì phương pháp niềng răng dành cho những người sai khớp cắn cũng trở nên đơn giản hơn mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Thông thường với một trường hợp niềng răng sai khớp cắn ở mức độ trung bình sẽ cần khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1,5 năm. Còn đối với trường hợp phức tạp hơn như bị hô, móm nhiều, răng mọc lệch lạc nhiều…thì thời gian chỉnh nha sẽ kéo dài hơn, có thể từ 2-3 năm. Tuy nhiên, thời gian niềng răng cũng có thể được rút ngắn đáng kể nếu như người niềng tuân thủ đúng những hướng dẫn của nha sĩ đặc biệt là việc đến khám đúng thời gian theo lịch và vệ sinh đúng cách.

Trên đây là những thông tin cần thiết dành cho những người bị sai khớp cắn muốn chỉnh nha. Có rất nhiều phương pháp chỉnh nha khác nhau vì vậy để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cũng như có phác đồ điều trị hiệu quả thì cần đến nha khoa uy tín để có sự tư vấn từ các nha sĩ giàu kinh nghiệm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital