Niềng răng đau không? Ai có thể thực hiện niềng răng?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Niềng răng là một phương pháp hiệu quả được khá nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, khi nghe về cách thức hoạt động của phương pháp này, nhiều người thường thắc mắc “Niềng răng đau không?”.

1. Niềng răng là gì?

Niềng răng được ra đời giúp khắc phục những nhược điểm của răng như móm, vẩu, sai khớp cắn, lệch khớp cắn…Phương pháp này với các loại khác như như mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài gắn mặt trong, mắc cài nắp tự động, niềng trong suốt…để người dùng có thể lựa chọn loại niềng phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của bản thân.

Niềng răng đau không

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha để điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm

2. Đối tượng niềng răng

2.1 Răng bị vẩu (hô/khớp cắn sâu)

Đây là hiện tượng răng hàm trên chìa ra ngoài nhiều so với hàm dưới. Không những gây mất thẩm mỹ, khuyết điểm này còn khiến cho việc ăn nhai của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khi nhai 2 hàm không khớp với nhau.

2.2 Răng bị móm (khớp cắn ngược)

Đây là hiện tượng răng hàm dưới nhô hơn nhiều so với răng hàm trên, ngược lại so với răng vẩu. Tình trạng này cũng khiến cho người bệnh bị tự ti khi giao tiếp và mong muốn tìm phương pháp hiệu quả giúp khắc phục được hoàn toàn.

2.3 Răng thưa

Người bệnh bị răng thưa thì giữa các răng sẽ khoảng trống lớn, hàm răng mất tính thẩm mỹ lớn. Hơn nữa, thức ăn cũng dễ giắt lại các khe hở của răng, gây nên các bệnh lý về nướu và răng.

2.4 Sai lệch khớp cắn

Sai lệch khớp cắn là tình trạng lệch tâm của răng hàm trên và răng hàm dưới hoặc hai hàm không cắt khít lại được với nhau, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả khuôn mặt, người bệnh gặp khó khăn trong ăn nhai hay phát âm.

3. Niềng răng khi nào phù hợp?

Theo bác sĩ, 10 – 20 tuổi là giai đoạn tốt nhất để thực hiện niềng răng vì đây là lúc cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, cấu trúc xương hàm đang phát triển nên xương hàm tương đối mềm, dễ tác động và do đó mang đến hiệu quả nhanh chóng. Sang đến giai đoạn sau từ 20 tuổi trở lên, người dùng vẫn có thể thực hiện niềng răng. Tuy nhiên, do cơ thể đã phát triển đầy đủ nên khớp xương cứng, mất thời gian dịch chuyển thời thời gian cho toàn bộ quá trình niềng sẽ lâu hơn giai đoạn trước.

Độ tuổi niềng răng

Theo bác sĩ, 10 – 20 tuổi là giai đoạn hợp lý nhất để thực hiện niềng răng

4. Niềng răng đau không?

Niềng răng đau không?” – Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Trước khi thực hiện niềng răng, bạn cần xem xét các yếu tố như: cơ sở y tế thực hiện, đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị và dịch vụ họ cung cấp. Khi những yếu tố này được đảm bảo thì bạn sẽ tránh được những yêu tố khách quan, không đáng có gây đau trong quá trình niềng răng.

Bên cạnh đó, có 4 giai đoạn trong quá trình niềng răng sẽ khiến bạn có cảm giác ê nhức, hơi buốt và khó chịu một chút như:

4.1 Tách kẽ răng

Mục đích của việc tách kẽ răng này là tạo được khoảng trống giúp răng di chuyển được khi niềng. Chính vì vậy, quá trình răng di chuyển sẽ khiến cho bạn có cảm giác ê, đau nhức và hơi khó chịu. Tuy nhiên theo thời gian khi bạn đã quen với niềng răng thì cảm giác này sẽ giảm dần.

4.2 Sau khi gắn mắc cài 1 tuần

Đây là lúc răng di chuyển nhiều nhất và bạn cũng bắt đầu nhận thấy sự khó chịu, cộm và ê nhức của răng. Do lực kéo của khí cụ chỉnh nha, răng sẽ dịch chuyển và đau âm ỉ nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng hết khi bạn đã bạn đã đeo niềng được một thời gian và quen thuộc với sự xuất hiện của nó.

4.3 Khi nhổ răng

Một số trường hợp bệnh nhân cần phải nhổ răng để có khoảng trống cho những răng khác về đúng vị trí trên cung hàm. Nếu nhổ răng ở các cơ sở nha khoa kém chất lượng sẽ thường gây cảm giác đau, có nguy cơ gây nhiễm trùng hay biến chứng. Chính vì vậy, hãy lựa chọn kỹ lưỡng cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng cũng như niềng răng nhé.

4.4 Khi siết răng định kỳ

Sau khi niềng răng, bệnh nhân sẽ thực hiện tái khám răng định kỳ. Trong những lần tái khám này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng cũng như tiến hành siết răng. Việc này sẽ khiến cho người dùng có cảm giác hơi ê nhức vài ngày đầu nhưng bạn có thể yên tâm vì sự khó chịu sẽ không kéo dài lâu.

Khi siết răng định kỳ, bạn sẽ có cảm giác hơi ê nhức và cộm nhưng cảm giác này sẽ giảm dần khi bạn đã quen với niềng răng

Khi siết răng định kỳ, bạn sẽ có cảm giác hơi ê nhức và cộm nhưng cảm giác này sẽ giảm dần khi bạn đã quen với niềng răng

Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã mang đến những thông tin bổ ích về cho câu hỏi “niềng răng đau không“. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ với bác sĩ nha khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được giải đáp nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital