Những phương pháp sàng lọc ung thư phổi

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư phổi được biết đến là dạng ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao nhất so với các dạng ung thư khác. Lý do vì bệnh thường phát hiện vào giai đoạn muộn, các dấu hiệu tiền ung thư thường bị bỏ qua hoặc chủ quan nên không đi thăm khám. Tuy nhiên, ung thư phổi hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tầm soát ung thư định kỳ. Với các phương pháp sàng lọc ung thư phổi sau, bạn sẽ được chẩn đoán có hay không nguy cơ mắc ung thư phổi.

1. Yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi

 Có 5 yếu tố chính gây nguy cơ ung thư phổi bao gồm:

–  Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn nữ giới. Thường sẽ nằm trong độ tuổi 50-75 tuổi.

– Thói quen hút thuốc lá: Hơn 80% người lạm dụng hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn hẳn. Ngoài ra, người hút thuốc lá bị động cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao tương tự.

– Nghề nghiệp: Người làm trong một số mỏ dễ mắc ung thư phổi cao như mỏ phóng xạ uranium, mỏ cromate,…Hoặc người làm các công việc phải tiếp xúc với amiant, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa cũng không tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh.

– Các bệnh phế quản ở phổi: Ung thư phổi xảy ra trên những sẹo xơ – đây là tổn thương do lao, viêm phổi, bệnh bụi phổi,… Chính sự xơ hóa làm tắc nghẽn mạch bạch huyết gây tích tụ các chất sinh ung thư có thể dẫn tới ung thư

– Ô nhiễm môi trường

sàng lọc ung thư phổi

Nam giới có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn nữ giới

2. Sàng lọc ung thư phổi – Việc làm thực hiện càng sớm càng tốt

2.1. Ý nghĩa của sàng lọc ung thư phổi

Ung thư phổi rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp thông thường khác. Bởi các triệu ở giai đoạn đầu khá mờ nhạt, không có triệu chứng điển hình. Điều này khiến cho người bệnh chủ quan và xem nhẹ sức khỏe. Chỉ khi triệu chứng bắt đầu nặng hơn thì mới đi kiểm tra. Đa số các trường hợp kiểm tra lúc này đều phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, độ hiệu quả của điều trị không cao và tiên lượng sống giảm.

Ung thư phổi hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tầm soát ung thư. Đây là giải pháp dự phòng sức khỏe an toàn và hiệu quả nhất. Sàng lọc ung thư phổi càng sớm sẽ mang lại ý nghĩa như:

– Đánh giá nguy cơ có dễ mắc ung thư phổi hay không

– Phát hiện sớm những dấu hiệu tiền ung thư phổi, những dấu hiệu có thể chưa xuất hiện ra bên ngoài

– Tăng hiệu quả điều trị, tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên tới 99%

– Giảm thiểu chi phí chữa trị so với điều trị bệnh ở giai đoạn muộn

– Tiết kiệm thời gian, công sức của người bệnh cũng như người thân

– Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do ung thư phổi gây ra, kéo dài tỷ lệ sống cho người bệnh

xét nghiệm máu tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư phổi định kỳ giúp phòng ngừa ung thư tấn công

2.2. Những phương pháp sàng lọc ung thư phổi hiện nay

Hiện nay, bạn có thể lựa chọn thực hiện gói tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện ung thư phổi từ sớm. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có hạch ở vùng nách, cổ cũng như khai thác triệu chứng phổi mà bạn gặp phải gần đây. Nếu có nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp sàng lọc chuyên sâu sau:

Xét nghiệm máu dựa vào các chỉ số chỉ điểm khối u trong ung thư phổi. Bao gồm: SCC, CEA, Cyfra 21-1, Pro –GRP, NSE. Nếu kết quả của các chỉ số này vượt quá mức cho phép thì sẽ là yếu tố tham chiếu định hướng đến ung thư phổi.

– Chụp X-quang phổi: Đây là phương pháp phát hiện và đánh giá đặc điểm khối u nhu mô phổi. Ngoài ra phương pháp chẩn đoán hình ảnh này còn giúp đánh giá hạch, xâm lấn vùng rốn phổi hai bên và trung thất. Dựa vào kết quả hình ảnh, bác sĩ sẽ phát hiện viêm phổi do khối u và viêm phổi do khối u, tràn dịch màng phổi.

– Chụp CT: Nhằm mục đích phát hiện khối u, đánh giá khí quản, phế quản chính. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ đánh giá xâm lấn, hạch rốn phổi, trung thất.

Chụp MRI: Là kỹ thuật sàng lọc ung thư phổi hiện đại nhất và có độ chính xác cao nhất hiện nay. Nhằm đánh giá xâm lấn trung thất, cột sống, ống sống; đánh giá hạch rốn phổi và trung thất đối với trường hợp kết quả chụp CT không rõ ràng và phân biệt khối u nằm trong vùng phổi xẹp, xác định vị trí sinh thiết.

chụp X-quang phổi

Chụp X-quang là một trong những phương pháp hữu hiệu trong tầm soát ung thư phổi

3. Đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư phổi

Việc tầm soát ung thư sớm là vô cùng quan trọng. Đặc biệt với các đối tượng sau thì được khuyến cáo càng phải chủ động thiết lập rào chắn sức khỏe khỏi ung thư phổi:

– Những người có độ tuổi từ 55-70 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm

– Những người từng “cai” thuốc lá trong vòng 20 năm qua

– Người có tiền sử gia đình có người từng mắc ung thư phổi

– Người mắc bệnh phổi mãn tính

– Người làm trong môi trường nhiều khói bụi, phải tiếp xúc với các tia phóng xạ hoặc các tác nhân khác gây ung thư phổi.

tầm soát ung thư

Người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao cần thực hiện tầm soát càng sớm càng tốt

Trên đây là những phương pháp chẩn đoán, sàng lọc ung thư phổi hiện nay. Có thể thấy, tầm soát ung thư là cách xây dựng “lá chắn” bảo vệ bạn khỏi sự tấn công của những nhân tố gây ung thư. Việc làm này cần được duy trì hàng năm, đặc biệt là với những người có yếu tố nguy cơ mắc ung thư phổi cao.

Hiện tại, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ tin cậy để bạn lựa chọn tầm soát ung thư phổi. Tại đây, các gói khám tầm soát ung thư được xây dựng một cách khoa học, đầy đủ các bước khám nhằm sàng lọc một cách chính xác nhất. Hơn nữa, với đội ngũ bác sĩ giỏi và nhân viên y tế tận tình, bạn sẽ có một trải nghiệm tầm soát ung thư hài lòng từ A đến Z.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital