Những phản ứng hay gặp sau khi tiêm chủng vắc xin

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Những phản ứng thường gặp sau khi tiêm chủng vắc xin là cơ chế đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể con người, và sẽ xảy ra đối với tùy từng đối tượng. Một số phản ứng ở dạng nhẹ sẽ có khả năng tự thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 vài ngày sau tiêm chủng. Tuy nhiên, một số phản ứng nặng thì cần có phương án xử lý cấp cứu ngay lập tức, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của con người.

1. Định nghĩa những phản ứng hay gặp sau khi tiêm chủng vắc xin

Tiêm chủng vắc xin là hoạt động kích thích cơ thể con người tự sản xuất ra kháng thể chống lại bệnh tật. Vắc xin được bào chế từ chính các vi sinh vật có khả năng gây bệnh hoặc có cấu trúc kháng nguyên tương tự với các vi sinh vật gây bệnh. Có thể nói, vắc xin là một phiên bản suy yếu hơn của virus gây bệnh. Khi được tiêm vào cơ thể con người, vắc xin sẽ kích thích, cảnh báo hệ thống miễn dịch tự nhiên của con người, giúp cơ thể tự động sản sinh ra nhiều kháng thể để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ tấn công của bệnh tật.

Tiêm chủng vắc xin là hoạt động kích thích cơ thể con người tự sản xuất ra kháng thể chống lại bệnh tật

Theo đó, những phản ứng xảy ra sau khi tiêm chủng vắc xin như: sốt, đau tại vùng tiêm, buồn ngủ,…là nhưng phản ứng tự nhiên của cơ thể trong quá trình đáp ứng miễn dịch và sản xuất kháng thể. Tùy vào cơ địa của từng người cũng như từng loại vắc xin khác nhau mà cơ thể sẽ có những phản ứng sau khi tiêm chủng khác nhau. Những phản ứng sau tiêm cũng có thể là ở thể nhẹ hoặc nặng tùy vào khả năng đáp ứng vắc xin của từng người.

Tuy nhiên, hầu hết các vắc xin khi được bào chế đều đã được phân tích, tính toán kỹ lưỡng bao gồm cả các tác dụng phụ có thể xảy ra. Do đó, các phản ứng sau khi tiêm chủng sẽ được duy trì ở mức độ thấp nhất, ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bản thân sau khi tiêm chủng, để có phương án xử lý kịp thời đối với các trường hợp cấp cứu.

2. Những loại phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm chủng vắc xin là gì?

Theo đó, chúng ta cần tìm hiểu về các phản ứng có thể xảy ra sau khi thực hiện tiêm chủng vắc xin. Từ đó, chúng ta sẽ có sự phân loại và chia chúng thành 2 nhóm chính như sau:

2.1. Nhóm các phản ứng sau tiêm chủng vắc xin ở thể nhẹ

– Là những loại phản ứng có thể xảy ra sau khi thực hiện tiêm chủng vắc xin khoảng vài giờ.

– Những phản ứng này thường sẽ tự suy giảm và biến mất trong thời gian ngắn sau khi tiêm chủng.

– Những phản ứng này bao gồm một số biểu hiện như: sốt nhẹ, sưng tấy, đỏ, đau tại vị trí tiêm chủng, buồn ngủ, chán ăn,…

– Một số phản ứng khác có thể xảy ra như: ớn lạnh, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp, đau đầu,…

– Những phản ứng này thường ít gây nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của người tiêm chủng, và sẽ kéo dài trong một vài hôm trước khi biến mất.

2.2. Nhóm các phản ứng sau tiêm chủng vắc xin ở thể nặng

– Là những loại phản ứng có khả năng gây ra khuyết tật cho cơ thể người tiêm chủng.

– Những phản ứng nặng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người tiêm chủng.

– Một số phản ứng nặng có thể xảy ra là: động kinh, suy giảm tiểu cầu, sốc phản vệ, co giật,…

– Những trường hợp xảy ra phản ứng nặng cần được xử lý cấp cứu và điều trị ngay trước khi chúng để lại di chứng cho cơ thể.

3. Liệt kê một số phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm chủng vắc xin

Chúng ta cần lưu ý một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm chủng vắc xin bên dưới đây, để có phương án theo dõi sức khỏe sau tiêm, nhất là với đối tượng trẻ em.

4. Biện pháp xử lý đối với các trường hợp phản ứng nặng sau khi tiêm chủng

Trong trường hợp bị xảy ra những phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin, thì chúng ta cần phải có phương án xử lý và điều trị càng sớm càng tốt, trước khi chúng có thể để lại di chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của con người.

4.1. Trường hợp bị sốc phản vệ

Những phản ứng này thường sẽ xuất hiện ngay sau khi thực hiện tiêm chủng vắc xin. Một số triệu chứng tiêu biểu đó là: mẩn ngứa, phát ban khắp người, tụt huyết áp, khó thở, co giật, choáng váng,…Nếu như gặp phải những phản ứng này thì cần có phương án xử lý sốc phản vệ theo quy định của Bộ Y tế. Ngoài ra, bệnh nhân cần được di chuyển tới bệnh viện gần nhất để được cấp cứu.

Toàn bộ quý khách hàng khi tới sử dụng dịch vụ tiêm chủng của Thu Cúc TCI đều được tư vấn kỹ lưỡng về các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm

4.2. Trường hợp bị phản ứng quá mẫn cấp tính

Phản ứng này thường sẽ xảy ra trong khoảng 2 giờ sau khi thực hiện tiêm chủng vắc xin. Một số biểu hiện cụ thể đó là: khó thở, thở khò khè, thở ngắt quãng, thanh quản bị phù nề, phù nề toàn thân,…Trong trường hợp này cần cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc phòng ngừa tình trạng bội nhiễm, cũng như cho bệnh nhân thở thêm oxy.

4.3. Trường hợp bệnh nhân bị co giật

Nếu bệnh nhân bị co giật sau khi tiêm chủng vắc xin thì cần có biện pháp điều trị hỗ trợ đường hô hấp như: hút đờm, thở oxy. Ngoài ra, cần cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống co giật nếu cần thiết.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI với mô hình phòng tiêm nằm bên trong khuôn viên của phòng khám Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, sẵn sàng đáp ứng xử lý nhanh các trường hợp cấp cứu sau khi tiêm chủng vắc xin nếu cần thiết. Với đội ngũ bác sĩ tiêm chủng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, toàn bộ quý khách hàng khi tới sử dụng dịch vụ tiêm chủng của Thu Cúc TCI đều được tư vấn kỹ lưỡng về các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm. Đồng thời, khách hàng còn được bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm miễn phí, đảm bảo tiêm chủng theo đúng phác đồ cũng như loại vắc xin phù hợp với độ tuổi và thể trạng từng người.

Liên hệ với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI theo số hotline để được tư vấn đặt lịch nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital