Những nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch vành

Tham vấn bác sĩ

Bệnh xơ vữa động mạch vành có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Số ca tử vong ở bệnh lý này cũng không hề nhỏ. Tỷ lệ người mắc bệnh cũng đang có xu hướng ngày một tăng cao. Chính vì vậy, biết được nguyên nhân gây ra bệnh là điều vô cùng cần thiết.

1. Bệnh xơ vữa động mạch là gì?

Động mạch có vai trò vô cùng quan trọng với các hoạt động của cơ thể. Nó giữ trọng trách vận chuyển máu đến để nuôi tim cùng các cơ quan khác. Trong thời gian dài hoạt động, các chất: canxi, chất béo hay cholesterol sẽ bị tồn đọng trọng đó và tạo thành xơ vữa.

Xơ vữa động mạch vành là lúc mạch vành đang bị xơ cứng và thu hẹp lòng mạch. Nguyên do là các mảng xơ vữa tác động khiến máu huyết hạn chế lưu thông, làm thiếu máu tới các cơ quan. Đặc biệt nếu nó xảy ra ở phần mạch máu đi nuôi tim thì sẽ được gọi là xơ vữa động mạch vành.

bệnh xơ vữa động mạch vành

Xơ vữa động mạch vành có thể diễn ra âm thầm trong nhiều năm

Khi mạch vành bị tắc nghẽn ở phần cơ quan nào thì ở đó sẽ xuất hiện thiếu máu cục bộ. Với tổn thương của động mạch ở tim có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ, hay suy tim. Khi này, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, khó thở, phù chân, tiểu ít.

2. Nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch vành

Theo các nghiên cứu và đánh giá của bác sĩ, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mạch vành là:

– Xuất phát từ chế độ ăn uống, dinh dưỡng thiếu khoa học và không hợp lý. Do hấp thụ quá nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật và các loại chất béo chuyển hóa (bánh kẹo, thịt đỏ, thịt nướng). Hay đồ ăn từ sữa có chứa chất béo sẽ khiến tăng cholesterol và tăng hình thành lipid gây lắng đọng ở thành mạch.

– Người bị béo phì, thừa cân hoặc có chu vi vòng eo quá lớn. Đây chính là dấu hiệu của việc rối loạn trong chuyển hóa. Rối loạn làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu.

– Lười vận động: nguy cơ khiến lipid máu ngày một tăng cao. Nếu vận động thường xuyên sẽ giúp HDL-cholesterol được tăng lên.

– Thói quen sử dụng thuốc lá quá nhiều: có khả năng phá hỏng các thành mạch máu và giảm HDL-cholesterol trong máu. Điều này làm LDL-cholesterol tích tụ trong máu nhiều hình thành mảng xơ vữa.

– Lão hóa: khi tuổi thọ tăng, khả năng chuyển hóa lipid thay đổi và tăng quá trình dự trữ khiến ứ đọng nhiều trong máu. Không những vậy, tuổi thọ tăng còn làm độ đàn hồi của thành mạch cũng tăng lên. Khi đó thành mạch sẽ dần xơ cứng hơn.

– Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, thận, suy giáp: là các bệnh lý chuyển hóa mạn tính. Những bệnh nền này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chuyển hóa máu lipid.

– Tăng huyết áp: khi này áp lực ở lòng mạch đặt trên thành mạch tăng cao khiến tổn thương nội mô. Bên cạnh đó còn làm mất tính toàn vẹn tạo điều kiện cho các phân tử lipoprotein bám dính gây xơ vữa.

3. Biến chứng và cách điều trị bệnh

3.1. Biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch vành

Những mảng xơ vữa động mạch vành tích tụ sẽ có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:

– Làm dày lên và gây hẹp lòng mạch, hạn chế dòng chảy của máu trong động mạch vành. Ở giai đoạn đầu của bệnh đa phần sẽ không gây ra nhiều triệu chứng.

– Khi động mạch đã bị tắc nghẽn nhiều, lúc này sẽ xuất hiện các cơn đau thắt ngực ổn định. Đó là các cơn đau ngực, gặp khi hoạt động và mất đi khi được nghỉ ngơi. Mặc dù không phải là một cơn nhồi máu cơ tim, nhưng lại là một lời cảnh báo và cần được điều trị sớm.

Khi mảng xơ vữa vỡ và hình thành máu đông trong động mạch vành. Ngay sau đó có thể xảy ra một trong hai trường hợp:

– Cục máu đông vẫn chưa gây ra tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu. Nó tan biến dần và không dẫn đến nhồi máu cơ tim.

– Máu đông làm tắc nghẽn động mạch vành, khiến tim thiếu oxy, dinh dưỡng. Và khi này tình trạng của tim không thể phục hồi chức năng lại được. Đặc biệt, cục máu đông có thể xuất hiện trong bất cứ động mạch nào ở tim.

Bệnh xơ vữa động mạch vành

Máu đông xuất hiện làm tắc nghẽn động mạch vành

3.2. Điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành

Mục tiêu trong suốt quá trình điều trị xơ vữa động mạch vành đó là:

– Làm chậm hay ngăn cản sự tích tụ các mảng bám bên trong động mạch vành.

– Cải thiện tối đa các triệu chứng đau đơn cho người bệnh.

– Ngăn chặn tốt nhất các biến chứng: kết tập tiểu cầu khiến tăng máu đông, tắc mạch vành, nhồi máu,…

– Làm lưu thông máu tốt hơn thông qua mở rộng lòng động mạch vành. Khắc phục tối đa sự tắc nghen bên trong dòng chảy máu tới tim.

Những phương pháp thường được áp dụng như: duy trì lối sống lành mạnh, dùng thuốc, thực hiện thủ thuật hay phẫu thuật.

Việc duy trì lối sống lành mạnh, khoa học rất quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh. Phương pháp này giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đau đớn cho người bệnh. Bệnh nhân cần:

– Bỏ thuốc lá (nếu đang dùng): vì khói thuốc là một trong các tác nhân gây hỏng thành động mạch. Bên cạnh đó nó còn có thể làm giảm lượng oxy ở trong máu.

– Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp: bổ sung chất xơ, tinh bột tốt và chất béo tốt. Nên hạn chế muối và đường trong các đồ ăn hàng ngày. Hạn chế những đồ ăn chứa nhiều cholesterol xấu: đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán, thức ăn nhanh.

– Hạn chế các suy tiêu cực và suy nghĩ căng thẳng. Vì căng thẳng có thể dẫn đến tăng huyết áp, kẻ thù trực tiếp của bệnh lý. Kiểm soát được những căng thẳng giúp huyết áp được duy trì ở mức ổn định.

– Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày bằng các bài tập phù hợp.

Tăng cường vận động đều đặn hàng ngày giúp chậm quá trình xơ vữa

Vận động đều đặn hàng ngày giúp làm chậm quá trình xơ vữa

Một số loại thuốc được chỉ định dùng trong điều trị thường có tác dụng:

– Giúp kiểm soát tốt tình trạng của nhịp tim và huyết áp của người bệnh.

– Giảm thiểu hàm lượng cholesterol xấu trong máu.

– Ngăn ngừa tối đa sự kết tập tiểu cầu làm xuất hiện máu đông.

Một số trường hợp bệnh nặng đòi hỏi tiến hành thủ thuật/phẫu thuật là:

– Nong hay đặt stent.

– Phẫu thuật để có thể bắc cầu động mạch vành.

Nếu được chuẩn đoán và điều trị từ sớm, người bệnh vẫn có thể duy trì cuộc sống mạnh khỏe. Tuy nhiên, không được lơ là đối với bệnh lý này. Bởi bệnh còn có những nguy cơ tiềm ẩn như gây tắc nghẽn động mạch và nhồi máu cơ tim.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital