Những lưu ý quan trọng khi tiêm vacxin phòng dại chớ bỏ qua

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Vacxin phòng dại là lá chắn an toàn và hiệu quả để bảo vệ cơ thể bạn trước những nguy hiểm mà bệnh dại gây ra. Vậy trước khi tiêm cần biết và lưu tâm những thông tin gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng Thu Cúc TCI trong bài viết này nhé!

1. Bệnh dại là gì? Mức độ nguy hiểm của bệnh dại đến sức khỏe con người?

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể gây tử vong cho con người. Đây là một bệnh do virus dại gây ra, virus này được truyền từ động vật sang người thông qua tiếp xúc với nước bọt, nước tiểu hoặc máu của động vật bị nhiễm bệnh.

Tại sao cần tiêm vacxin phòng dại

Ở Việt Nam, nguồn gây chính của bệnh dại là do chó dại cắn

– Bệnh dại ảnh hưởng đến hệ thần kinh và làm suy yếu chức năng của não, gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, khó thở và chuột rút. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân sẽ tăng tiết nước bọt, không thể nhai, nuốt và thường xuyên khạc nhổ. Đồng thời, đồng tử bệnh nhân sẽ bị giãn, mắt nhìn sáng long sòng sọc, co thắt hầu họng, xuất tinh tự nhiên và cường dương. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, các triệu chứng sẽ tiếp tục tiến triển và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như co giật, rối loạn tâm thần và mất trí nhớ.

– Nguy hiểm của bệnh dại là không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn có thể gây ra nguy hiểm đến sự an toàn của cộng đồng. Việc kiểm soát bệnh dại là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sức khỏe và an toàn của mọi người. Chó là loài động vật bị dại phổ biến nhất, có đến 96% các trường hợp gây bệnh dại ở người khu vực Đông Nam Á chính là do chó cắn.

– Thời gian tính từ khi mắc bệnh và bắt đầu có các triệu chứng thường từ 10 ngày – 3 tháng, một số trường hợp đặc biệt có triệu chứng khi chưa đến 1 tuần hoặc hơn 1 năm sau. Thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào tình trạng nặng/nhẹ của vết thương khoảng cách virus di chuyển từ vết cắn dọc theo dây thần kinh ngoại biên lên tới hệ thần kinh trung ương. Khi vết thương càng gần hệ thần kinh trung ương như: mặt, cổ, ngón tay, đầu… thì thời gian ủ bệnh càng ngắn đi.

Tính đến hiện nay, bệnh dại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả khi đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh dại là cực kỳ quan trọng. Một trong những cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm phòng vacxin phòng dại vào trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm. Đồng thời, cần tránh tiếp xúc với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật bị nhiễm bệnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh dại, người bệnh cần đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

2. Cần phải làm gì khi bị chó dại cắn?

2.1 Sơ cứu ngay lập tức

– Rửa vết thương: Đầu tiên, bạn nên rửa vết thương với xà phòng và nước sạch trong vòng 15 phút. Việc này giúp làm sạch vết thương và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó, bạn nên lau khô vết thương và bao bọc bằng băng gạc sạch. Cần tách rời áo quần ở vị trí bị cắn để hạn chế nước bọt của chó dại bám vào vết thương.

2.2 Tiêm vacxin phòng dại

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, sau khi bị chó dại cắn thì cần phải tiêm vacxin phòng càng sớm càng tốt. Thời điểm sớm là tiêm trong vòng 6 tiếng, và sau 6 tiếng được xem là tiêm phòng muộn. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm vacxin phòng bệnh dại. Lịch tiêm theo lộ trình tùy theo mỗi loại vacxin, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ trước khi tiêm.

3. Những điều cần biết khi tiêm vacxin phòng ngừa bệnh dại

3.1 Các loại vacxin phòng dại

Ở Việt Nam hiện nay, có hai loại vacxin phòng bệnh dại là Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ), đều là các loại vacxin mới, đã được cải tiến đáng kể so với các loại vacxin phòng bệnh dại thế hệ cũ.

có cần thiết tiêm vacxin phòng dại không?

Sau khi bị chó dại cắn thì cần tiêm phòng càng sớm càng tốt

Cả hai loại vacxin đều đã được kiểm định an toàn và khẳng định khả năng đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều. Trên thế giới, cho đến nay, không có báo cáo về các biến cố nghiêm trọng sau tiêm chủng vacxin phòng ngừa bệnh dại.

3.2 Những đối tượng cần tiêm vacxin phòng dại

Tiêm vacxin dự phòng bệnh dại cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus dại bao gồm:

– Cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc trong môi trường chứa virus dại

– Những người đang làm nghề giết mổ động vật

– Người nuôi động vật, người dân hoặc những người đi du lịch đến các khu vực có bệnh dại.

3.3 Lịch tiêm vacxin phòng dại

Để phòng ngừa bị cắn và nhiễm virus dại, việc tiêm phòng dại là rất cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn về lịch tiêm và phác đồ tiêm phòng bệnh dại:

Vacxin phòng dại nên tiêm vào thời điểm nào?

Tại TCI, khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn khi tiêm vacxin bệnh dại

Tiêm phòng bệnh dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn):

Tiêm ngừa cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi vào các ngày 0, 7 và 28, (0.5ml/liều).

– Tiêm nhắc lại: Sau 1 năm và 5 năm tiêm nhắc lại một lần.

Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng bệnh dại khi đã xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn):

– Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28, (0.5ml/liều).

– Trong trường hợp phơi nhiễm độ III thì cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.

– Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: Tiêm 02 mũi vào ngày 0 và ngày 3.

– Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: Tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28, có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

– Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng bệnh dại, liều 0.1ml vacxin hoàn nguyên.

Lưu ý khi tiêm phòng bệnh dại: Tiêm trong da, phải thực hiện đúng kỹ thuật và tránh tiêm dưới da, sử dụng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.

3.4 Trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin phòng bệnh dại

Việc tiêm vacxin bệnh dại có một số trường hợp chống chỉ định nhất định cần được lưu ý.

– Đối với người rối loạn chảy máu hoặc giảm tiểu cầu, không nên tiêm bắp để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.

– Đối với việc tiêm dự phòng, người đang sốt, nhiễm trùng nặng, người có bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang trong giai đoạn tiến triển hoặc người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vacxin cũng không được tiêm.

– Bệnh dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nên không có trường hợp nào bị chống chỉ định đối với trường hợp sau khi bị phơi nhiễm. Do đó, việc tiêm vaccine phòng dại được khuyến khích cho mọi đối tượng bị phơi nhiễm.

Hy vọng với những chia sẻ quan trọng trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết để bảo vệ bản thân trước những ảnh hưởng của bệnh dại. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến tiêm vacxin phòng dại, vui lòng liên hệ đến Thu Cúc TCI để được hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital