Những lưu ý mẹ bầu cần nắm được trước khi tiêm uốn ván

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Uốn ván là căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể xảy ra với phụ nữ trong quá trình sinh nở và trẻ sơ sinh do nhiễm trùng dây rốn. Vì vậy, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả mẹ bầu nên tiêm uốn ván để phòng ngừa những hệ lụy có thể xảy ra đối với mẹ và bé, nghiêm trọng nhất là nguy cơ gây tử vong.

1. Tìm hiểu về bệnh uốn ván

Uốn ván là căn bệnh do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Loại trực khuẩn này sinh ra độc tố cực mạnh, tấn công vào vết thương hở và xâm nhập vào trong cơ thể người để tạo nên căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Vi khuẩn uốn ván một khi đã vào được cơ thể người bệnh sẽ tấn công trực tiếp lên hệ thần kinh, từ đó, gây đau đớn cho người lây nhiễm với những cơn co thắt nặng nề khắp các vùng cơ trên cơ thể. Đặc biệt là ở hàm và ở cổ bệnh nhân, gây nghẹt thở và nguy cơ dẫn đến tử vong.

Uốn ván là căn bệnh do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra

Uốn ván là căn bệnh do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra

Uốn ván dễ lây nhiễm ở những người có vết thương hở ngoài da, đặc biệt là phụ nữ trong quá trình sinh nở với khả năng nhiễm trùng tử cung hoặc vết mổ sinh hoặc trẻ sơ sinh dễ nhiễm trùng ở vết cắt dây rốn. Vì vậy, tiêm uốn ván là mũi tiêm vắc xin quan trọng cho phụ nữ đang trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

2. Tầm quan trọng của tiêm uốn ván cho mẹ bầu

2.1. Đối với trẻ

Khi trên thế giới vẫn chưa có mặt của các loại vắc xin phòng ngừa uốn ván, thì mỗi năm ước tính có khoảng 500.000 trẻ sơ sinh thiệt mạng vì uốn ván. Trong đó, tới 95% trẻ sơ sinh mắc uốn ván là do lây nhiễm từ mẹ.

Nguy cơ nhiễm trùng uốn ván ở trẻ sơ sinh còn tiềm ẩn qua việc cuống rốn không lành tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván. Nếu dụng cụ cắt rốn cho trẻ sau sinh không được tiệt trùng sạch sẽ, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập qua gốc dây rốn và tấn công vào cơ thể trẻ.

Trẻ sơ sinh với sức đề kháng non nớt không chỉ là đối tượng dễ bị vi khuẩn tấn công mà còn là đối tượng mang các triệu chứng bệnh nặng nề. Uốn ván gây các triệu chứng co cứng cơ đau đớn, khó thở và dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị cẩn thận.

Do đó, trẻ sơ sinh cần nhận được kháng thể phòng ngừa uốn ván truyền từ mẹ thông qua nhau thai để có thể đảm bảo sức khỏe đầu đời của trẻ. Và việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván ở mẹ bầu là điều không thể thiếu.

2.2. Đối với người mẹ

Ở phụ nữ có thai, trực khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập qua vết thương hở của mẹ và lây truyền từ mẹ sang con. Đồng thời, quá trình sinh nở phức tạp cũng là môi trường tốt để khuẩn uốn ván tấn công, gây tình trạng uốn ván tử cung phổ biến ở phụ nữ sau sinh.

Vi khuẩn uốn ván với khả năng tiết độc tố protein mạnh, gây các cơn co cứng cực kỳ đau đớn, đồng thời đi vào máu tấn công hệ thần kinh. Mọi đối tượng mắc uốn ván nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai là phương pháp phòng bệnh chủ động, bảo vệ sức khỏe và an toàn thai kỳ, an toàn sau sinh

Tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai là phương pháp phòng bệnh chủ động, bảo vệ sức khỏe và an toàn thai kỳ, an toàn sau sinh

Tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai là phương pháp phòng bệnh chủ động, bảo vệ sức khỏe và an toàn thai kỳ, an toàn sau sinh cho cả mẹ lẫn con.

3. Thời điểm thích hợp tiêm uốn ván bà bầu

Với nhiều loại vắc xin, chị em phụ nữ cần chủ động tiêm phòng trước khi chuẩn bị mang thai. Tuy nhiên, với vắc xin uốn ván thì có thể tiêm phòng cho bà bầu ngay trong thai kỳ.

3.1. Tiêm uốn ván với phụ nữ mang thai lần đầu

Với người lần đầu mang thai, đồng thời trước đó chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng thì vẫn nên tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván. Thời điểm tiêm thích hợp cho mẹ bầu như sau:

– Mũi tiêm thứ 1: Tiêm khi thai kỳ đạt 20 tuần tuổi trở lên, không nên tiêm vắc xin uốn ván sớm vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

– Mũi tiêm thứ 2: Tiêm cách mũi tiêm đầu 1 tháng và phải cách thời điểm sinh ít nhất 1 tháng. Không nên tiêm uốn ván quá gần mũi đầu vì có thể không đạt được hiệu quả miễn dịch tốt, cũng không nên tiêm quá muộn vì cơ thể mẹ có thể chưa hoàn thiện miễn dịch khi sinh nở.

3.2. Với phụ nữ mang thai lần hai

– Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai là dưới 5 năm, và mẹ đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván từ lần mang thai đầu thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vắc xin uốn ván vào tuần thứ 24 của thai kỳ.

– Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai là trên 5 năm hoặc mẹ tiêm chưa đủ 2 mũi tiêm uốn ván ở lần đầu mang thai thì nên thực hiện tiêm đủ liệu trình 2 mũi uốn ván.

4. Lưu ý quan trọng về tiêm uốn ván cho bà bầu

– Mẹ bầu nên tìm đến các cơ sở tiêm chủng uy tín để được đảm bảo về quá trình tiêm chủng cũng như chất lượng vắc xin.

– Chị em phụ nữ có thể lựa chọn tiêm chủng uốn ván trước khi chuẩn bị mang thai như khâu chuẩn bị để có hệ miễn dịch bảo vệ tốt cho cả mẹ và bé.

– Nếu trong giai đoạn đầu của của thai kỳ, mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén quá thì có thể xem xét việc tiêm mũi vắc xin uốn ván đầu tiên vào khoảng giữa thai kỳ. Việc này giúp tránh tăng mệt mỏi cho mẹ bầu.

– Bản thân thai phụ có tiền sử bị các chứng bệnh khớp, thận… hay bị dị ứng với vắc xin hay thì cần tham vấn bác sĩ trước khi tiêm phòng.

– Mẹ bầu có thể gặp một số các phản ứng phụ sau tiêm như cảm thấy buốt, phồng ở vị trí tiêm hoặc sốt nhẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng vì đây là những phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể để đáp ứng vắc xin, có thể tự khỏi sau 3-4 ngày.

5. Địa chỉ nên tiêm phòng uốn ván

Uốn ván là một trong những mũi tiêm phòng vô cùng quan trọng cho sức khỏe cả mẹ và bé. Tiêm phòng vắc xin uốn ván sớm giúp tạo hệ miễn dịch mạnh mẽ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván ở cả mẹ và con. Tuy nhiên, việc tiêm phòng uốn ván chỉ hiệu quả khi được tiêm ở những cơ sở uy tín, quy trình tiêm chủng đảm bảo, tuân thủ phác đồ tiêm phù hợp vào thời điểm thích hợp của thai kỳ.

Vì vậy, các mẹ bầu nếu đang tìm kiếm một địa chỉ tiêm chủng để có thể hoàn toàn yên tâm chủng ngừa, hãy đến ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI – điểm tin chủng lý tưởng cho trẻ em và người lớn đã được hàng chục nghìn khách hàng tin chọn.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI với các bác sĩ giàu chuyên môn trong lĩnh vực vắc xin và dịch tễ, đội ngũ nhân viên nhiệt tình và chu đáo.

Đến với TCI, mọi khách hàng đều được bác sĩ chuyên môn tư vấn, thăm khám kỹ càng trước tiêm và đưa ra phác đồ tiêm chủng phù hợp cho khách hàng. Đồng thời, sau tiêm chủng, các bác sĩ cũng trực tiếp theo dõi mọi phản ứng bất thường của người tiêm trong khoảng 30 phút để kịp thời xử lý. Nguồn vắc xin tại TCI đảm bảo về chất lượng bởi được lưu trữ trong hệ thống tủ chuyên dụng chuyên bảo quản vắc xin.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI với các bác sĩ giàu chuyên môn trong lĩnh vực vắc xin và dịch tễ

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI với các bác sĩ giàu chuyên môn trong lĩnh vực vắc xin và dịch tễ

Như vậy, bài viết trên vừa chia sẻ đến các bạn về những lưu ý mẹ bầu cần nắm được trước khi tiêm uốn ván. Để được tư vấn chi tiết hơn về vắc xin cũng như lịch tiêm chủng, liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay các mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital