Những lưu ý khi chụp cộng hưởng từ MRI bạn cần phải biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Tăng Văn Tuấn

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh
Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại hàng đầu hiện nay. Đang được ứng dụng rộng rãi, giúp bác sĩ phát hiện nhiều bệnh lý bên trong cơ thể một cách chi tiết nhất mà không cần sử dụng các dụng cụ xâm lấn, không gây ra bất kỳ tổn thương nào, người bệnh cũng không phải chịu ảnh hưởng bởi tia bức xạ X như trong chụp X-quang. Vậy lưu ý khi chụp cộng hưởng từ MRI là gì? Mời bạn cùng tham khảo dưới bài viết sau.
Những lưu ý khi chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại hàng đầu giúp phát hiện nhiều bệnh lý mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. (ảnh minh họa)

Trước khi chụp MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI sẽ do các bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh hoặc kỹ thuật viên Chẩn đoán hình ảnh trực tiếp thực hiện. Nếu bạn được bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI để đánh giá tình trạng tổn thương trên hoặc trong cơ thể thì đừng quá lo. Đây thực chất là một kỹ thuật dùng để chẩn đoán hình ảnh tổn thương tương tự như chụp MSCT hay chụp X-quang, rất đơn giản, dễ thực hiện và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của bạn.

Để chuẩn bị chụp MRI bác sĩ có thể yêu cầu bạn thay áo choàng. Khi chụp trong từ trường, quan trọng là không có vật thể kim loại hoặc gây nhiễu trong trường chụp. Vì vậy nếu bạn có đeo hoặc mang theo các phụ kiện, trang sức hoặc vật dụng bằng kim loại, xin vui lòng tháo ra và để gọn để giúp quá trình chụp được diễn ra suôn sẻ và cho kết quả chính xác nhất. Thường thì khi bạn thay quần áo chẩn bị chụp bác sĩ sẽ nhắc bạn về vấn đề này, nên bạn đừng quá lo.

Nếu bên trong cơ thể bạn có mảnh đạn hoặc dị vật kim loại. Các dị vật cũng có thể là thiết bị y tế, máy tạo nhịp, cấy ốc tai điện tử, clip phẫu thuật… Bác sĩ có thể phải tháo bỏ hoặc lấy các dị vật này ra khỏi cơ thể bạn trước khi có quyết định cho bạn chụp MRI hay không. Vì các vật dụng này nếu không được lấy ra gây sẽ ảnh hưởng đến quá trình chụp MRI và cho kết quả không chính xác.

Khi chụp cộng hưởng từ bạn cần bỏ các đồ trang sức hoặc các thiết bị bằng kim loại ra khỏi cơ thể trước khi chụp MRI, có thể sử dụng thuốc hỗ trợ an thần hoặc gây mê tùy theo chỉ định của bác sĩ. Tai nghe có thể giúp hạn chế tiếng ồn trong lúc chụp.(ảnh minh họa)

Với những người mắc chứng sợ không gian hẹp, rối loạn tâm thần, động kinh, quá lo lắng, sợ hãi, … Bác sĩ sẽ hỗ trợ thuốc an thần hoặc gây mê trước khi chụp để giảm lo lắng và thoải mái hơn, đồng thời giúp cho kết quả chụp được chính xác nhất.

Với trẻ nhỏ em là đối tượng hay hiếu động, không nằm yên, nên bác sĩ có thể tư vấn gây mê cho bé để quá trình chụp được diễn ra thuận lợi, cho kết quả chính xác. Nhưng nếu bé hợp tác tốt, mẹ chỉ cần chấn an tinh thần cho bé và bảo con làm theo chỉ định của bác sĩ thì không cần phải gây mê.

Đôi khi bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tương phản tĩnh mạch nhằm mục đích bộc lộ rõ tương phản giữa tổn thương và tạng bình thường.

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh là người chuyên về hình ảnh y khoa, sẽ trả lời bất cứ thắc mắc nào của người bệnh về quy trình chụp cộng hưởng từ MRI.

Khi người bệnh vào phòng chụp MRI, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hoặc kỹ thuật viên sẽ giúp bệnh nhân lên bàn chụp. Nhân viên phải đảm bảo cho tâm lý người bệnh thật sự thoải mái, có thể hỗ trợ thêm chăn hoặc đệm.

Nút tai hoặc tai nghe có thể giúp hạn chế tiếng ồn trong lúc chụp. Đối với trẻ em có thể cho nghe nhạc để làm dịu căng thẳng trong lúc chụp nếu như bé không phải gây mê.

Trong khi chụp cộng hưởng từ MRI

Lưu ý khi chụp cộng hưởng từ MRI bạn cần giữ tâm thế thư giãn, thoải mái, nằm yên không nên cử động để hình ảnh được rõ nét và cho kết quả chính xác nhất. (ảnh minh họa)

Trong quá trình chụp bạn không cần làm gì, chỉ việc nằm yên. Các kỹ thuật viên sẽ liên lạc với người bệnh trong lồng quét thông qua máy liên lạc để đảm bảo họ được thoải mái. Họ sẽ không bắt đầu thực hiện chụp cho đến khi bệnh nhân thật sự sẵn sàng.

Điều quan trọng khi chụp cộng hưởng từ MRI là phải giữ cố định. Bất cứ chuyển động nào cũng sẽ phá vỡ hình ảnh giống như lúc chúng ta chụp ảnh khi vật thể chuyển động. Vì vậy nếu người bệnh cảm thấy không thoải mái hay chưa sẵn sàng, họ có thể báo với kỹ thuật viên thông qua bộ liên lạc và yêu cầu dừng quét.

Phản ứng phụ sau khi chụp (nếu có)

Rất hiếm khi gặp phản ứng phụ khi chụp cộng hưởng từ MRI. Nếu có thì có thể là do thuốc tương phản gây một số phản ứng như: đau đầu, buồn nôn, nóng rát tại chỗ tiêm ở một số người. Dị ứng thuốc tương phản cũng hiếm khi thấy, nhưng nếu có, có thể gây nổi mề đay hoặc ngứa mắt. Bệnh nhân thông báo ngay cho kỹ thuật viên nếu cảm thấy bất kì phản ứng bất lợi nào xảy ra.

chụp cộng hưởng từ MRI tại Thu Cúc
Chụp cộng hưởng từ MRI an toàn cho cả người lớn, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai

Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và an toàn giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều bệnh lý như:

  • Bệnh về não bộ
  • Bệnh lý về gan
  • Tim mạch,
  • Cơ xương khớp,
  • Tầm soát ung thư vú đối với phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao
  • Đánh giá vùng chậu ở nữ, các nguyên nhân như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…

Hệ thống Y tế Thu Cúc trang bị nhiều máy móc hiện đại, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán hình ảnh, giúp cho kết quả đạt độ chính xác cao, trong đó có chụp công hưởng từ MRI. Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên đạt trình độ chuyên môn cao về chẩn đoán hình ảnh là địa chỉ uy tín được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital