Những điều mẹ bầu cần biết khi siêu âm thai 8 tuần tuổi?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Siêu âm thai 8 tuần tuổi cho mẹ biết những điều gì là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Bởi thai nhi 8 tuần tuổi là dấu mốc quan trọng giúp mẹ nắm bắt được sự phát triển của thai nhi cũng như nhi tính tuổi thai một cách chính xác. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu có những thông tin khi đi khám thai 8 tuần cũng như những lời khuyên cho mẹ ở giai đoạn này.

1. Siêu âm thai 8 tuần tuổi mẹ bầu biết được những gì?

Siêu âm thai nhi nhi 8 tuần tuổi là mốc đầu tiên mà mẹ bầu nên thực hiện khi phát hiện ra mình có thai. Đây là lúc thai nhi có bước đầu phát triển, do đó việc mẹ siêu âm vào thời điểm này sẽ giúp đánh giá được sức khỏe tổng quát của thai nhi cũng như đưa ra được độ tuổi của thai một cách chính xác.

Sau 8 tuần tuổi, thai nhi có sự phát triển vượt trội. Với lần siêu âm này, mẹ bầu sẽ nắm được các chỉ số cụ thể như: chiều dài đầu mông, đường túi kính của thai. Với một thai nhi phát triển ổn định, bé có thể dài 15mm, đường kính túi thai khoảng 30mm.

Ở tuần thai này, đuôi của thai nhi đã biến mất và bắt đầu hình thành các cơ quan khác như: tay, chân, mắt, mũi, miệng, tim thai.

Ở mốc 8 tuần, thai nhi đã có tim thai, tim có 4 ngăn và bắt đầu đập những nhịp tim đầu tiên. Nhịp tim dao động từ 100 đến 160 nhịp/phút. Có một vài trường hợp mẹ bầu khi siêu âm tuần 8 nhưng không thấy tim thai, lúc này có thể xảy ra các trường hợp:

– Thai nhi phát triển chậm, tim thai chưa được hình thành. Nếu mẹ lo lắng có thể thực hiện xét nghiệm nồng độ HCG hoặc đợi 1 -2 tuần sau đó thực hiện siêu âm lại.

– Thai nhi đã chết lưu, ngừng phát triển ở trong bụng mẹ. Mẹ có thể xác định điều này qua việc siêu âm không thấy tim thai, đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo, không có dấu hiệu ốm nghén…

Siêu âm thai nhi nhi 8 tuần tuổi là mốc đầu tiên mà mẹ bầu nên thực hiện khi phát hiện ra mình có thai.

Siêu âm thai nhi nhi 8 tuần tuổi là mốc đầu tiên mà mẹ bầu nên thực hiện khi phát hiện ra mình có thai

2. Những phương pháp siêu âm thai nhi 8 tuần?

Chị em khi siêu âm thai 8 tuần sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm thông qua 2 các như sau:

2.1 Siêu âm thai 8 tuần tuổi qua thành bụng

Đây là phương pháp siêu âm phổ biến được áp dụng khi thai 8 tuần tuổi. Mẹ bầu khi siêu âm cần làm căng bàng quang bởi nó sẽ giúp tử cung được bộc lộ rõ ràng, giúp cho quá trình quan sát thai nhi sẽ trở nên dễ dàng hơn.

2.2 Siêu âm thai 8 tuần tuổi bằng siêu âm đầu dò

Phương pháp này thường được chỉ định khi thai 8 tuần tuổi. Ưu điểm của phương pháp này là mang lại kết quả chính xác so với siêu âm thành bụng.

Quá trình siêu âm được thực hiện bởi một đầu dò đưa vào bên trong âm đạo của mẹ. Đầu dò sẽ phát ra nguồn sóng âm thanh vào tử cung và giúp thu lại hình ảnh của thai nhi ở bên trong.

Siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi qua thành bụng ​là phương pháp siêu âm phổ biến được áp dụng khi thai 8 tuần tuổi. Mẹ bầu khi siêu âm cần làm căng bàng quang bởi nó sẽ giúp tử cung được bộc lộ rõ ràng, giúp cho quá trình quan sát thai nhi sẽ trở nên dễ dàng hơn

Siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi qua thành bụng hay siêu âm đầu dò sẽ được bác sĩ chỉ định tùy từng trường hợp

3. Mang thai 8 tuần tuổi mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Bước sang tuần thứ 8 của thai kỳ, cơ thể của người mẹ sẽ có những thay đổi và xuất hiện biểu hiện ốm nghén. Điều này sẽ khiến cho cơ thể của mẹ trở nên mệt mỏi. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý một số lời khuyên dưới đây để giúp thai kỳ khỏe mạnh.

3.1 Cần ăn uống đủ chất và bổ sung các dưỡng chất cần thiết

Ở giai đoạn này mẹ bầu cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: sắt, canxi, kẽm, axit folic để cả mẹ và bé có thể phát triển khỏe mạnh. Chị em nên bổ sung các dưỡng chất này qua thực phẩm ăn uống hàng ngày là tốt nhất hoặc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng thay thế theo hướng dẫn của bác sĩ

3.2 Tránh tâm lý căng thẳng

Sự thay đổi bất thường của cơ thể, các cơn ốm nghén có thể khiến cho mẹ bầu khó chịu và áp lực, căng thẳng. Điều này có thể gây tác động tiêu cực đến cả mẹ và bé. Do đó, mẹ nên giữ cho mình một tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái để có một thai kỳ khỏe mạnh.

3.3 Hạn chế vận động mạnh, quá sức

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế vận động mạnh hoặc lao động quá sức, bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp của mẹ. Thay vào đó, mẹ nên tập các bài tập yoga bầu nhẹ nhàng, đi bộ, bơi lội…

3.4 Hạn chế quan hệ tình dục

Ở tuần thứ 8, mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục bởi nếu không thực hiện đúng cách có thể khiến thai nhi có nguy cơ bị sảy thai hoặc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến bé. Nếu muốn duy trì quan hệ tình dục thì cha mẹ nên tìm hiểu các tư thế nhẹ nhàng, an toàn, tần suất ít để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

3.5 Thăm khám thai theo các mốc bác sĩ chỉ định

Ở các mốc khám thai, mẹ bầu nên tuân thủ thực hiện thăm khám định kỳ của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như kịp thời phát hiện các bất thường nếu có. Từ đó có phương án xử lý kịp thời và tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ.

Ở các mốc khám thai, mẹ bầu nên tuân thủ thực hiện thăm khám định kỳ của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như kịp thời phát hiện các bất thường nếu có.

Khi có thai, mẹ bầu nên tuân thủ thực hiện thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Việc khám thai ở tuần thứ 8 có ý nghĩa rất quan trọng, do đó mẹ bầu nên lựa chọn khám thai ở các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín để có kết quả chính xác nhất cũng như đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital