Nhiều năm trở lại đây, trồng răng sứ cả hàm nhanh chóng trở thành xu hướng được mọi người ưa chuộng, đặc biệt là những người mất răng. Để biết được có nên trồng răng sứ hay không, hãy cùng theo dõi những lưu ý sau của chúng tôi nhé.
Menu xem nhanh:
1. Khi nào nên trồng răng sứ cả hàm?
Trồng răng sứ (hay còn gọi là trồng răng giả, bọc răng sứ) là một điều trị phục hình răng bằng các răng sứ cố định. Có thể nói là giải pháp giúp người bệnh giải quyết được rất nhiều vấn đề khiếm khuyết của răng như: xỉn màu, mọc lệch, khấp khểnh… Trồng răng sứ giúp răng được phục hình giống như “thật”, đảm bảo cả về màu sắc cũng như chức năng.
1.1. Những trường hợp nên trồng răng sứ cả hàm
Với những ưu điểm của mình, trồng răng giả rất phù hợp với những trường hợp sau:
– Bị sâu quá nhiều răng, không thể trám răng vì miếng trám dễ bị bong.
– Khi người bệnh bị mất nhiều răng.
– Răng của người bệnh đã bị chết tủy thì bọc sứ sẽ giúp bảo vệ răng khỏi những tác động gây nứt gãy, sứt mẻ, khiến răng chết tủy có tuổi thọ cao hơn.
– Người có răng bị lệch lạc, hô móm, khoảng cách giữa các răng quá lớn…
– Người có răng bị xỉn màu hoặc nhiễm màu nặng, đã sử dụng các phương pháp tẩy trắng nhưng không hiệu quả.
1.2. Những trường hợp cần lấy tủy khi trồng răng sứ
Bên cạnh việc mài cùi răng thật, sẽ có một số trường hợp muốn trồng răng giả thì cần phải lấy tủy răng để tránh lây lan sang các răng khác. Cụ thể:
– Sâu răng nặng gây ảnh hưởng đến tủy răng.
– Răng bị tổn thương, bị sứt mẻ, nứt vỡ gây lộ tủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm
– Một số trường hợp sâu răng nhẹ, người bệnh không bị đau nhức hoặc chưa gây ảnh hưởng đến tủy răng thì người bệnh cần được điều trị tủy trước khi trồng răng.
2. Tìm hiểu chất lượng các loại răng sứ
2.1. Có bao nhiêu loại răng sứ dùng để trồng răng sứ cả hàm
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại răng sứ đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, có hai loại chính là răng toàn sứ và răng sứ kim loại.
– Răng toàn sứ có ưu điểm là khả năng khắc phục được các hạn chế của răng sứ kim loại. Nhược điểm duy nhất của dòng sản phẩm này là chi phí cao hơn rất nhiều so với răng sứ kim loại.
– Răng sứ kim loại thì có giá thành rẻ hơn và đồng nghĩa chất lượng cũng thấp hơn – Tuổi thọ thấp hơn, tính thẩm mỹ kém và dễ bị thâm đen viền lợi.
Tuy nhiên, phụ thuộc vào khả năng tài chính, nhu cầu thẩm mỹ và cả cơ địa mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh loại răng sứ phù hợp.
2.2. Tuổi thọ trung bình của răng sứ là bao nhiêu?
Răng sứ có bền không, tuổi thọ có cao không… đều phụ thuộc rất lớn vào dòng răng sứ người bệnh lựa chọn. Một yếu tố quan trọng khác cũng quyết định rất lớn đến chất lượng răng sứ chính là chế độ chăm sóc của mỗi người.
– Răng sứ kim loại thì có tuổi thọ là 10 năm. Môi trường trong miệng, phần kim loại sẽ bị oxy hóa, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cả những răng bên cạnh. Do đó, dù người bệnh có chế độ chăm sóc tốt đến đâu thì tuổi thọ của răng sứ kim loại cũng rất hạn chế.
– Răng toàn sứ thì có tuổi thọ trung bình là 15 năm. Và nếu người bệnh có chế độ vệ sinh đúng cách, chế độ dinh dưỡng khoa học thì còn có thể kéo dài tuổi thọ răng toàn sứ lên đến 20 năm.
2.3. Răng sứ có bị xỉn màu không?
Đây hẳn là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là những người chọn bọc răng sứ vì răng bị xỉn màu, nhiễm màu. Với đặc tính của chất liệu sứ, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm rằng răng sứ sẽ không bị xỉn màu theo thời gian. Không những thế, với kỹ thuật ngày một phát triển, răng sứ còn đem lại cảm giác vô cùng tự nhiên, với màu sắc vô cùng chân thực.
3. Trồng răng sứ có nguy hiểm gì không?
Để trồng răng, bác sĩ sẽ mài đi một chút cùi răng thật của người bệnh. Vì vậy, có nhiều người không tránh khỏi lo lắng, không biết việc trồng răng có gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.
3.1. Trồng răng sứ cả hàm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Tại những cơ sở nha khoa uy tín, được trang bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến và bác sĩ có tay nghề thì việc trồng răng sẽ diễn ra vô cùng thuận lợi. Và chắc chắn, quá trình trồng răng sứ sẽ không hề khiến người bệnh đau đớn hay chịu tổn thương nào.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt… trong quá trình trồng răng thì nguyên nhân có thể là do bác sĩ thiếu kinh nghiệm, tủy răng bị ảnh hưởng do quá trình mài răng hoặc các khớp cắn giữa răng sứ và răng thật bị lệch.
3.2. Trồng răng sứ có gây ra biến chứng gì không?
Như đã trình bày, trồng răng sứ hay bọc răng sứ đều không gây hại tới sức khỏe. Những biến chứng từ việc trồng răng sứ hay bọc sứ phần lớn đều đến từ sự thiếu chuyên môn, thiếu chuyên nghiệp của bác sĩ thực hiện hoặc cơ sở y tế đó không đủ điều kiện thực hiện trồng răng.
Một số biến chứng có thể gặp phải khi thực hiện trồng răng tại những cơ sở kém uy tín là: Viêm và sưng nướu, viêm răng, viêm xương và nặng hơn là nhiễm trùng máu, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín là điều vô cùng quan trọng.
4. Chế độ chăm sóc sau khi trồng răng sứ
Tùy vào khả năng cũng như kỹ thuật phục hình của các nha sĩ thực hiện và cơ địa mỗi người thì 24 – 48 tiếng sau khi trồng răng sứ, bệnh nhân có thể ăn nhai như bình thường.
– Nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, loãng, để nguội như: Cháo, súp, sữa…
– Hạn chế các loại thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh như: Bánh quy, kem, đá lạnh…
Về việc vệ sinh răng miệng thì người bệnh có thể thực hiện như bình thường:
– Chải răng với bàn chải mềm, kết hợp nước súc miệng và chỉ nha khoa.
– Khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần
Trên đây là những giải đáp về việc có nên trồng răng sứ cả hàm không, hoặc cần lưu ý những gì trước khi trồng răng. Hy vọng những thông tin trong bài viết này có ích cho các bạn!