Những điều cần lưu ý khi bong gân cổ tay

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Bong gân cổ tay là một chấn thương dây chằng ở tay, thường gặp ở những người hoạt động mạnh, chơi thể thao sai tư thế,… Các chấn thương làm khớp xê dịch đột ngột, trật khớp khỏi vị trí ban đầu, vượt quá phạm vi chuyển động. Những điều cần lưu ý khi bị bong gân cổ tay dưới đây sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

  • Tìm hiểu bong gân là gì và cách xử lý đúng cách
  • Phải làm gì khi bị bong gân, trật khớp
Những điều CẦN LƯU Ý khi Bong Gân Cổ Tay để nhanh khỏi hơn

Bong gân cổ tay là một chấn thương dây chằng ở tay, thường gặp ở những người hoạt động mạnh, chơi thể thao sai tư thế,…

Triệu chứng của bong gân cổ tay

Tùy từng mức độ của bong gân cổ tay được chia thành 3 cấp độ sau:

– Độ 1: Dây chằng ở cổ tay bị kéo căng, gây đau

– Độ 2 (vừa phải): Một số dây chằng cổ tay bị rách một phần, tuy nhiên khớp vẫn vững, tổn thương mau lành, ít biến chứng.

– Cấp độ 3 (bong gân nặng): Một hoặc nhiều dây chằng ở cổ tay bị lệch xa so với phạm vi ban đầu, có thể bị rách dẫn đến lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng.

Những điều CẦN LƯU Ý khi Bong Gân Cổ Tay để nhanh khỏi hơn

Bong gân cổ tay có 3 cấp độ: Mưc độ nhẹ, mức độ vừa phải và mức độ nặng

Cần chú ý gì khi bong gân cổ tay

Bong gân cổ tay cần được xử trí đúng cách để tránh đau, không gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Điều đầu tiên khi bị bong gân là phải làm ngừng chảy máu đồng thời hạn chế tối đa phù nề.

✣ Bạn có thể sử dụng băng thun để băng ép khớp bị bong gân, giúp khớp có điểm tựa và giữ khớp được cố định. Đối với trường hợp nặng, người bệnh cần phải đặt nẹp bột và bất động khớp ở trong tư thế cơ năng.

Tốt nhất là nên chườm lạnh ở bên ngoài với nước đá. Việc chườm lạnh sẽ có tác dụng trong việc co mạch, làm dịu, giảm bớt phù nề và ngưng chảy máu ở bên trong. Đến ngày thứ 2, bạn có thể ngâm cổ tay ở trong nước ấm một ngày khoảng 3 đến 4 lần.

Những điều CẦN LƯU Ý khi Bong Gân Cổ Tay để nhanh khỏi hơn

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi bong gân cổ tay

✣ Lúc ngủ cần phải kê đầu chi bị bong gân lên cao. Nếu như có thể bạn cần phải tập cử động nhẹ nhàng để máu có thể lưu thông. Tuyệt đối không nên xoa bóp hay chườm nóng, tiêm bất kỳ loại thuốc nào vào vùng bong gân để có thể tránh làm giãn mạch, khiến tình trạng chảy máu phù nề tăng thêm.

✣ Ngoài ra bạn cũng không được băng quá chặt bởi lẽ nó có thể dẫn tới đau nhức và bầm tím thêm vị trí bị bong gân.

Trong trường hợp bong gân cổ tay do chơi thể thao, người bệnh có thể sử dụng ethyl clorua để xịt vào vùng cổ tay bị bong gân nhằm gây tê và làm lạnh tại chỗ, giúp giảm cơn đau nhanh chóng.

Những cách làm ở trên chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp người bệnh bị bong gân nhẹ và dây chằng chỉ bị giãn. Còn đối với trường hợp bong gân cổ tay nặng thì cần phải tới cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital