Những điều cần biết về tràn dịch màng phổi thai nhi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tràn dịch màng phổi thai nhi là một trong những bất thường có thể xuất hiện trong lúc bào thai đang tăng trưởng. Tràn dịch màng phổi nặng có thể làm phổi kém phát triển (thiểu sản phổi) hoặc gây suy tim. Phát hiện sớm tràn dịch màng phổi và có biện pháp xử lý kịp thời sẽ góp phần hạn chế các thiệt hại

1. Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi thai nhi là tình trạng chất dịch tích tụ trong các lớp mô bao quanh phổi của bé (khoang màng phổi).

Tràn dịch màng phổi thai nhi là tình trạng chất dịch tích tụ trong các lớp mô bao quanh phổi của bé (khoang màng phổi).

Tràn dịch màng phổi là tình trạng chất dịch tích tụ trong các lớp mô bao quanh phổi của bé (khoang màng phổi). Chất dịch dư thừa có thể khiến bé hô hấp khó khăn. Trong một số trường hợp tràn dịch màng phổi chỉ ảnh hưởng đến một lá phổi nhưng cũng có trường hợp ảnh hưởng tới cả hai lá phổi.

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới tình trạng tràn dịch màng phổi ở thai nhi. Ví dụ một số tình trạng như tràn dịch màng phổi do dưỡng chấp (chylothorax) hoặc hydrops fetalis.Các nguyên nhân khác bao gồm bất thường nhiễm sắc thể, suy tim, nhiễm trùng hoặc các vấn đề về phổi khác.

2. Chẩn đoán thai nhi có hiện tượng tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi thường được chẩn đoán qua siêu âm định kỳ thai nhi

Tràn dịch màng phổi thường được chẩn đoán qua siêu âm định kỳ thai nhi

Tràn dịch màng phổi thường được chẩn đoán qua siêu âm định kỳ. Sóng siêu âm có thể dễ dàng phát hiện thấy tình trạng tích tụ chất dịch bất thường ở ngực của bé. Đôi khi tràn dịch màng phổi không được chẩn đoán cho tới khi trẻ ra đời và bắt đầu thể hiện triệu chứng. Triệu chứng thường gặp bao gồm:

– Khó thở

– Thở nhanh

– Ăn uống khó khăn

– Sốt

– Ho

Trong quá trình thăm khám, trước tiên bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe phổi của bé. Nếu nghi ngờ bé có dịch trong phổi hoặc bé có triệu chứng của tràn dịch màng phổi, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để khẳng định chẩn đoán. Các xét nghiệm này thường là chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc siêu âm.

3. Cách điều trị khi thai nhi bị tràn dịch màng phổi 

Mục tiêu của điều trị tràn dịch màng phổi là hút bớt chất dịch, ngăn chặn tình trạng này xảy ra một lần nữa và xác định chính xác nguyên nhân tiềm ẩn để có biện pháp điều trị phù hợp.

Điều trị tràn dịch màng phổi là hút bớt chất dịch, ngăn chặn tình trạng này và xác định chính xác nguyên nhân tiềm ẩn để có biện pháp điều trị phù hợp.

Mục tiêu của điều trị tràn dịch màng phổi ở thai nhi là hút bớt chất dịch, ngăn chặn tình trạng này và xác định chính xác nguyên nhân tiềm ẩn để có biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu được phát hiện trong quá trình mang thai, tràn dịch màng phổi có thể điều trị trong khi bé vẫn còn trong bụng mẹ. Chất dịch có thể được hút ra bằng cách chèn một cây kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm vào ngực của em bé hoặc đưa kim dẫn lưu màng phổi vào nước ối. Nếu tràn dịch màng phổi được chẩn đoán khi sau khi em bé được sinh ra, có một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng. Phương pháp phổ biến nhất là chọc hút dịch màng phổi. Phương pháp này giúp bé thở dễ hơn và bác sĩ có thể kiểm tra chất dịch để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dich màng phổi.

Ngoài ra bác sĩ cũng điều trị tràn dịch màng phổi bằng cách chèn một ống thông thông qua đường rạch nhỏ ở ngực của em bé để hút các chất lỏng dư thừa. Phương pháp này được gọi là đặt ống dẫn lưu màng phổi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital