Sinh mổ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp mẹ gặp các vấn đề bệnh lý thai kỳ. Tuy nhiên, sau khi mổ mẹ bầu có thể đối mặt với nhiều nguy cơ như: nhiễm trùng, xuất huyết nội, nứt vết mổ,… Bài viết dưới đây chia sẻ với mẹ về những điều cần biết về sinh mổ để mẹ an tâm hơn cho quá trình “vượt cạn” của mình.
Menu xem nhanh:
1. Những trường hợp phải sinh mổ
Trong một số trường hợp, mẹ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
– Đường âm đạo sinh con dị thường: hệ thống xương chậu hẹp, bé đường âm đạo sinh con, tử cung khó mở rộng…
– Vị trí của thai nhi không đúng tư thế, nằm ngang, chéo…
– Thai dị thường, sớm tách khỏi tử cung.
– Thai nhi quá lớn: Lớn quá không thể sinh đường âm đạo, xương chậu hẹp nên cần thiết phải mổ.
– Người mẹ mắc các chứng bệnh cao huyết áp, tim mạch,…
– Người mẹ mang đa thai.
2. Những điều cần biết về sinh mổ – mẹ bầu cần quan tâm
Một ca sinh mổ có thể kéo dài từ 30-60 phút. Trước khi rạch mổ, mẹ được tiêm gây tê tủy sống để giúp mẹ không đau phần nửa thân dưới mà vẫn hoàn toàn tỉnh táo, đảm bảo an toàn trong quá trình sinh.
Bác sĩ rạch một đường khoảng hơn 10 cm trên da, các lớp mô và tử cung. Rất nhanh sau đó, em bé được đưa ra khỏi túi ối. Chỉ mất khoảng 10 phút từ khi bác sĩ tiến hành mổ cho đến khi em bé chào đời.
Sau khi con chào đời, bác sĩ tiến hành khâu tử cung và vết rạch trên bụng mẹ lại. Sau sinh, cả mẹ và bé sẽ được các bác sĨ, điều dưỡng tiến hành theo dõi sức khỏe đặc biệt.
3. Chế độ dinh dưỡng sản phụ sau sinh mổ
Sau sinh mổ mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất để đảm bảo hồi phục nhanh chóng và nguồn sữa dồi dào cho con bú. Một số thức ăn an toàn và quan trọng phổ biến dưới đây:
Các loại đậu: Đậu là thực phẩm chứa nhiều protein, quan trọng cho sự phục hồi cơ thể mẹ và phát triển mô cơ người em bé. Lưu ý, với chè đậu không nên quá nhiều đường hoặc hạn chế dầu ăn có trong đậu xào.
Giò lợn, thịt, gà,.. là thức ăn chứa nhiều đạm rất cần thiết cho sự chuyển hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, cần có sự thay đổi trong cách chế biến để người mẹ dễ dàng thưởng thức. Những thực phẩm giàu đạm không nên sử dụng quá nhiều, nó dễ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa của mẹ và con.
Rau ngót, rau khoai lang, lá mồng tơi, bí đỏ là những rau xanh có nhiều chất xơ, tính mát giúp hạn chế việc bị táo bón trong tiêu hóa.
Các loại hoa quả như cam, bưởi, quýt,… là hoa quả có nhiều axit folic tăng khả năng miễn dịch cho mẹ và bé.
Bên cạnh các dưỡng chất cần được bổ sung vào cơ thể người mẹ, còn có một số thức ăn tuyệt tối không nên đưa vào thực đơn của mẹ sau sinh mổ.
Thực phẩm tanh có thể ảnh hưởng tới khả năng lưu thông máu trong cơ thể, làm ức chế sự ngưng tụ máu, gây khó khăn đến sự phục hồi vết thương sau mổ.
Các món ăn từ nếp, lòng trắng trứng, rau muống đều không nên có trong thực đơn, vì chúng là nhân tố sau chuyển hóa làm tăng khả năng tạo sẹo lồi hoặc tạo mủ tại vết sẹo.
4. Vận động cho mẹ sau sinh mổ
Hãy tập đi một cách nhẹ nhàng sau mổ 24h để máu huyết lưu thông, hạn chế nhất trường hợp viêm tắc tĩnh mạch.
Ngoài ra, để cải thiện sức khỏe của mình, mẹ sau sinh nên tham gia luyện tập một cách khoa học để sức khỏe ổn định trở lại, cũng như lấy được vóc dáng mong muốn. Một số bài tập aerobic, yoga nhẹ nhàng cho cơ bụng dành cho mẹ sau sinh cũng hiệu quả bất ngờ.
5. Vệ sinh cho mẹ sau sinh mổ
Việc vệ sinh sau sinh mổ vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ đảm bảo cơ thể được sạch sẽ mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi cho mẹ sau sinh. Nhưng cần lưu ý việc vệ sinh cá nhân cũng cần đảm bảo tuân thủ một số yêu cầu như :
– Được vệ sinh toàn thân hàng ngày, thời gian 5-7 phút/lần.
– Không nên ngâm mình trong bồn,sử dụng nước đủ ấm, sau khi tắm cần mặc kín toàn thân.
Đặc biệt, trong quá trình vệ sinh cá nhân, cần hết sức cẩn trọng với vết mổ để tránh trường hợp nhiễm trùng nguy hiểm tới sức khỏe người mẹ.
Trên là những điều cần biết về sinh mổ – mẹ bầu cần quan tâm, hi vọng những chia sẻ mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI để được giải đáp miễn phí.