Những điều cần biết về quy trình tiêm nội khớp

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Tiêm nội khớp là một trong những phương pháp được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp cũng như các bệnh lý về khớp khác. Để hiểu rõ hơn về quy trình tiêm nội khớp, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

1. Đại cương về tiêm nội khớp

Tiêm nội khớp là một thủ thuật đơn giản, được tiến hành thường quy tại chuyên khoa khớp, có kết quả nhanh và rõ rệt, giúp người bệnh giảm đau tại chỗ. Kĩ thuật này được áp dụng rộng rãi và phổ biến. Tuy nhiên cần thận trọng khi chỉ định thủ thuật này để tránh các tai biến và giữ an toàn cho người bệnh.

2. Các chỉ định tiêm nội khớp

2.1. Chỉ định tiêm nội khớp thuốc Corticoid:

– Các bệnh có tổn thương viêm màng hoạt dịch khớp không do nhiễm khuẩn (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mãn tính thiếu niên, viêm khớp phản ứng…)

– Thoái hóa khớp giai đoạn sớm (khớp gối, khớp vai, khớp khuỷu, cột sống cổ và thắt lưng)

– Viêm bao gân (viêm gân duỗi hoặc gân gấp, các đầu chi)

– Hội chứng ống cổ tay

Thoát vị đĩa đệm cột sống

Quy trình tiêm nội khớp - Thuốc Corticoid

Thuốc Corticoid có thể được tiêm vào khớp để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống

2.2. Chỉ định tiêm nội khớp Acid Hyaluronic (A.H)

Chỉ định trong các trường hợp có thoái hóa khớp thể trung bình và nặng, hẹp khe khớp, thường áp dụng tiêm khớp vai và khớp gối

3. Chống chỉ định tiêm nội khớp

– Các tổn thương khớp do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, hoạc chưa loại trừ nhiễm khuẩn.

– Tổn thương nhiễm khuẩn ngoài da gần vị trí tiêm khớp.

– Bệnh nhân bị các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, sốt chưa rõ nguyên nhân, đau dạ dày,… Nếu có chỉ định tiêm nội khớp thì cần điều trị ổn định bệnh nền trước khi tiêm và theo dõi chặt chẽ sau tiêm.

– Các bệnh rối loạn đông máu, chảy máu.

4. Quy trình tiến hành

4.1. Các bước chuẩn bị

– Phòng thủ thuật vô khuẩn

– Kim tiêm và bơm tiêm vô khuẩn với các kích cỡ khác nhau

– Bông sát khuẩn

– Dung dịch sát khuẩn Betadin và cồn trắng

– Thuốc gây tê Lidocain

Cần chuẩn bị đầy đủ bơm - kim tiêm có kích thước khác nhau trước khi bắt đầu quy trình tiêm nội khớp

Cần chuẩn bị đầy đủ bơm – kim tiêm vô khuẩn với các kích thước khác nhau

4.2. Đối với người bệnh

– Cần giải thích rõ cho người bệnh hiểu rõ lợi ích của việc tiêm nội khớp

– Thăm khám kĩ bệnh nhân một cách toàn diện và nắm được tiền sử bệnh

– Chỉ định chính xác các trường hợp cần tiêm

– Bệnh nhân kí cam đoan (kèm theo mẫu in)

4.3. Thực hiện thủ thuật

– Bác sĩ trong trang phục vô khuẩn đầy đủ mũ, áo, khẩu trang

– Xác định vị trí tiêm và sát khuẩn

– Băng vết tiêm

– Tránh rửa nước và xoa thuốc vào chỗ tiêm trong 24h

Bác sĩ cần mặc trang phục vô khuẩn để thực hiện quy trình tiêm nội khớp

Bác sĩ cần mặc trang phục vô khuẩn trước khi tiến hành tiêm nội khớp

4.4. Theo dõi sau tiêm

– Tình trạng người bệnh: đau, choáng, chảy máu vết tiêm

– Theo dõi sau 24-48h: sưng, nóng, đau vị trí tiêm

– Theo dõi lâu dài: teo cơ hay thay đổi màu da để kịp thời xử trí

Khi cần thực hiện tiêm nội khớp, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám uy tín có chuyên khoa khớp để đảm bảo hiệu quả cũng như tính an toàn của thủ thuật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital