Những điều cần biết về cao răng ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc lấy cao răng ở trẻ em không quá quan trọng vì đằng nào trẻ cũng thay răng sữa. Vậy điều này có thực sự đúng và có gây nguy hiểm không? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay về vấn đề cao răng ở trẻ em qua bài viết này nhé.

1. Sự hình thành của cao răng trẻ em

Cao răng là một chất cứng lắng cặn chứa canxi carbonat và phosphate. Khi chúng kết hợp với các vết thức ăn, khoáng chất môi trường miệng, vi khuẩn và các tế bào mô, thường bám chặt vào răng và dưới viền nướu.

Cao răng là một chất cứng lắng cặn chứa canxi carbonat và phosphate

Cao răng ở trẻ em là một chất cứng lắng cặn chứa canxi carbonat (minh họa)

Khoảng 15 phút sau khi ăn, một lớp màng mỏng hình thành trên răng. Nếu không làm sạch, vi khuẩn sẽ hội tụ và tạo thành mảng bám. Vi khuẩn chiếm tới 70% trọng lượng mảng bám hay 1mg mảng bám có tới 1 tỷ vi khuẩn. Ban đầu, mảng bám dễ dàng loại bỏ bằng cách đánh răng hoặc đến nha khoa. Tuy nhiên, lâu dần mảng bám sẽ vôi hóa bởi muối vô cơ và cặn mềm. Sau đó, bám chặt vào răng và xung quanh viền nướu. Từ đó, hình thành cao răng hay gọi là vôi răng.

Việc loại bỏ cao răng là một kỹ thuật nha khoa đơn giản và nhanh chóng. Đặc biệt nha sĩ không cần gây tê hoặc sử dụng thuốc. Trong quá trình này, có thể gặp cảm giác ê buốt hoặc chảy máu một chút. Tuy nhiên vẫn tùy thuộc vào tình trạng và độ nhạy cảm của răng. Sau khi lấy cao răng, có thể cảm giác ê buốt nhẹ khi tiếp xúc với nước quá nóng hoặc lạnh. Dẫu vậy, tình trạng này thường sẽ giảm đi sau vài ngày.

2. Có thực sự cần thiết phải lấy cao răng ở trẻ em?

Thực tế, với trẻ có hàm răng bị ố vàng, nhiều mảng bám,… thì việc đi lấy cao răng rất cần thiết. Việc đi lấy cao răng ở trẻ em cũng dễ dàng và không gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc và chức năng của răng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để được tư vấn cụ thể. Từ đó có phương pháp lấy cao răng phù hợp và an toàn cho trẻ.

3. Khi nào ba mẹ nên đưa trẻ đi lấy cao răng?

Thực hiện lấy cao răng định kỳ có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của răng và nướu. Thường xuyên loại bỏ cao răng và mảng bám không chỉ giúp răng luôn khỏe mạnh, mà còn giảm nguy cơ sâu răng. Chu kỳ lấy cao răng thường được khuyến nghị là từ 3 đến 6 tháng một lần. Tuy nhiên không có quy định về độ tuổi phải lấy cao răng.

Khi nào ba mẹ nên đưa trẻ đi lấy cao răng?

Khi nào ba mẹ nên đưa trẻ đi lấy cao răng? (minh họa)

Đặc biệt với trẻ nhỏ, khi thấy dấu hiệu của việc mọc răng sữa, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để kiểm tra. Điều này giúp phát hiện sớm vấn đề sức khỏe răng miệng mà trẻ có thể đang gặp phải. Ngay từ giai đoạn này, cha mẹ có thể cho phép trẻ tiến hành lấy cao răng. Vì điều này nhằm tránh những vấn đề không mong muốn liên quan đến cao răng.

4. Lợi ích khi cho trẻ lấy cao răng sớm

4.1 Ngăn ngừa nguy cơ sâu răng cho bé

Không khó để nhận ra rằng, các bé thường rất ưa thích đối với các loại thực phẩm ngọt. Ví dụ như: bánh ngọt, kẹo hoặc snack có chứa nhiều đường. Kết hợp với việc trẻ chưa vệ sinh răng miệng đúng cách, dẫn đến mảng bám (cao răng). Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng bé.

Theo thời gian, các mảng bám này sẽ tích tụ và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn. Khi đó vi khuẩn xâm nhập và gây hại trên bề mặt răng, đồng thời gây ra tình trạng sâu răng.

Vì lý do đó, việc loại bỏ mảng cao răng đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì loại bỏ mảng bám giúp giảm nguy cơ sâu răng cho trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những trẻ đang trong giai đoạn thay răng sữa, để đảm bảo rằng răng mới phát triển có môi trường tốt nhất để phát triển mạnh mẽ.

4.2 Hạn chế tổn thương đến lợi và nướu

Khá nhiều phụ huynh chắc hẳn đã trải qua những thời kỳ vất vả và lo lắng khi chứng kiến con cái quấy khóc khi gặp vấn đề răng lợi. Trẻ không chỉ khóc mà còn bỏ ăn mất ngủ vì viêm lợi hoặc tổn thương nướu.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là để răng bị mảng bám tích tụ lâu ngày. Tình trạng này có thể dẫn đến việc nha chu bị viêm hoặc các răng bị sưng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của trẻ.

4.3 Bảo vệ răng sữa tốt hơn

Phòng ngừa việc rụng răng sữa trong giai đoạn ban đầu của sự phát triển răng là điều quan trọng. Nếu răng sữa bị tổn thương quá lâu, có khả năng gây ra tình trạng rụng răng sữa sớm ở trẻ nhỏ. Khi tình trạng này xảy ra, có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn của trẻ và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Vì vậy, việc đưa trẻ đến gặp nha sĩ để thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng là điều quan trọng. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng rụng răng sữa sớm. Thậm chí đảm bảo rằng răng sữa được bảo vệ và chăm sóc tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

5. Trẻ có thể gặp nguy cơ gì nếu không lấy cao răng?

Không thực hiện việc cạo vôi răng có thể dẫn đến các tình trạng không mong muốn sau đây.

5.1 Gây ra viêm nướu

Khi lượng vôi răng đọng quá mức, thường có khả năng gây ra tình trạng chảy máu ở dưới chân răng khi chải răng. Đây được xem là biểu hiện của tình trạng viêm nướu.

Cao răng ở trẻ em dễ gây viêm nướu

Cao răng ở trẻ em dễ gây viêm nướu (minh họa)

Không được chữa trị kịp thời, viêm nướu có thể phát triển thành viêm nha chu, gây đau và khó chịu khi bé ăn uống. Thậm chí, nếu bỏ qua tình trạng này, răng có thể bắt đầu lỏng và rụng khỏi vị trí. Việc mất răng sữa sớm, khi các răng vĩnh viễn chưa hoàn thiện hình thành, có thể tác động đến thời gian, hướng mọc và chức năng của răng vĩnh viễn trong tương lai.

5.2 Gây ra sâu răng và sớm rụng răng sữa

Trong tập hợp vi khuẩn trú tại lớp vôi răng, có vi khuẩn S.mutan (nguyên nhân gây sâu răng). Theo thời gian dài, chúng sẽ dần phá hủy men răng và xâm nhập vào lõi răng, dẫn đến tình trạng sâu răng.

Với trẻ hay ăn nhiều đồ ngọt tốc độ hình thành vôi răng cũng sẽ gia tăng.

5.3 Hôi miệng

Một dấu hiệu dễ dàng nhận ra ở trẻ có lượng vôi răng tích tụ quá nhiều là tình trạng hôi miệng. Bởi vì vôi răng cũng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, gây ra mùi hôi khá khó chịu.

Khi tạo thành một mật độ vi khuẩn như vậy, mùi hôi sẽ xuất hiện trong hơi thở của trẻ. Hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày và khả năng giao tiếp của trẻ.

Hy vọng thông tin về những điều cần biết về cao răng ở trẻ em sẽ hữu ích với bạn. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để thăm khám và chăm sóc cho hàm răng trẻ luôn chắc khỏe bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital