Menu xem nhanh:
1. Thế nào là rách sụn chêm trong độ 2?
1.1. Các vị trí rách sụn chêm
– Rách ngoài: thường xảy ra ở vị trí 1/3 mặt ngoài, do vị trí này được cấp máu tốt nên tổn thương nhanh liền.
– Rách sụn chêm trong: Đây là tình trạng sụn chêm khớp gối bị rách ở mặt trong. Tình trạng này đáng lo ngại hơn so với rách mặt ngoài. Trong đó, có các vị trí rách ở 2/3 trong (cấp máu kém nên rất khó lành), và rách 1/3 trong (không thể lành).
1.2. Rách sụn chêm trong độ 2
Rách sụn chêm trong độ 2 là tổn thương ở mức khá nặng, cần được điều trj bằng ngoại khoa. Tình trạng này khó lành do cấp máu kém, thường được điều trị bằng can thiệp ngoại khoa.
2. Điều trị rách sụn chêm trong độ 2
– Trong trường hợp rách 1/3 ngoài: Nếu chỉ là vết rách nhỏ sẽ tự liền khá dễ dàng, trường hợp rách lớn sẽ được khâu bảo tồn bằng phương pháp nội soi khớp gối và cũng nhanh liền.
– Trường hợp rách 2/3 và 1/3 trong: Với các trường hợp này, bác sĩ thường tiến hành điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ phần sụn chêm bị rách qua nội soi.
2.1. Các kiểu phẫu thuật điều trị rách sụn chêm
– Cắt toàn bộ sụn chêm: Cắt tất cả sụn chêm đến tận vị trí bao khớp, tuy nhiên phương pháp cắt bỏ toàn bộ sụn chêm hiện nay ít được áp dụng.
– Cắt một phần sụn chêm: Phẫu thuật chỉ cắt bỏ phần sụn chêm bị rách, áp dụng khi rách sụn chêm xảy ra ở vùng vô mạch.
– Khâu sụn chêm: thường được chỉ định khi một người bị rách sụn chêm ở nơi tiếp giáp với bao khớp – là vùng có nhiều mạch máu hoặc rách dọc khoảng 2cm, rách mới từ 8 tuần trở xuống cũng được áp dụng biện pháp khâu.
Những bệnh nhân sụn chêm chỉ bị rách nhỏ ở bờ ngoại vi, không thấy đau, đầu gối thấy còn vững thường không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, các trường hợp này cần được chăm sóc đúng cách ngay sau khi chấn thương xảy ra.
Các việc cần làm là: chườm đá, băng chun gối, hạn chế vận động. Người bệnh nên nghỉ ngơi bất động, kết hợp với uống chống viêm, giảm đau không steroid, thuốc giảm phù nề.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị rách sụn chêm
– Tuổi tác bệnh nhân: Tuổi càng nhiều, càng hạn chế can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật).
– Mức độ, cường độ vận động của bệnh nhân: Bệnh nhân thường vận động nhiều hay ít, mạnh hay vừa hoặc nhẹ nhàng.
3. Dấu hiệu cảnh báo rách sụn chêm
Các dấu hiệu lâm sàng cho thấy khả năng cao một người đã bị rách sụn chêm trong độ 2 bao gồm:
– Cảm giác đầu gối bị bật ra
– Sưng hoặc cứng khớp
– Đau, đặc biệt khi xoay đầu gối
– Khó duỗi thẳng chân
– Đầu gối cứng, khó khăn khi di chuyển.
Nếu có các biểu hiện trên, bạn cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng chấn thương và điều trị kịp thời.