Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh không thể bỏ qua

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Trẻ sơ sinh phải bắt đầu thực hiện những thích nghi sinh lý ngay lập tức sau khi ra đời và nhiều vấn đề có thể xảy ra tại thời điểm này. Thay đổi trong hệ thống tuần hoàn, trẻ sử dụng nguồn cung cấp oxy mới và phải học cách phối hợp mút, hít thở và nuốt để có được dinh dưỡng. Khi trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc làm quen với môi trường bên ngoài tử cung, các dấu hiệu cảnh  báo sẽ xuất hiện rất rõ ràng. Tuy nhiên cần lưu ý có những vấn đề chỉ bắt đầu biểu hiện sau một vài ngày. Nhận biết sớm được những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết để kịp thời điều trị, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

 

Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh không thể bỏ qua

Khó thở

Một trong những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua là trẻ gặp khó khăn trong hô hấp, khó thở, thở nhanh hơn trẻ sơ sinh bình thường 40 lần/phút. Da tím tái, thở bằng mũi, ngực và các khu vực xung quanh xương đòn lõm xuống mỗi lần trẻ hít thở.
Tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể là xảy ra do cơn thở nhanh thoáng qua – một vấn đề về hô hấp tạm thời gây ra bởi các chất lỏng trong phổi. Cơn thở nhanh thoáng qua thường gặp ở trẻ sinh mổ do các chất lỏng không được loại bỏ khỏi khoang ngực trong quá trình sinh.

Một trong những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua là trẻ khó thở, thở nhanh hơn bình thường.

Một trong những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua là trẻ khó thở, thở nhanh hơn bình thường.

Các vấn đề về hô hấp khác ở sơ sinh bao gồm hội chứng suy hô hấp, tắc nghẽn đường thở do hít phải phân su, nhiễm trùng và dị tật bẩm sinh ở phổi.
Nhiều trường hợp nghiêm trọng, trẻ không thể thở được chút nào ngay sau khi sinh. Để giải quyết tình trạng này, trẻ có khả năng sẽ phải sử dụng túi van mặt nạ (hay còn gọi là túi Ambu) –  một thiết bị cầm tay dùng để thông khí cho người bị ngưng thở hoặc thở gấp.

Chứng xanh tím

Chứng xanh tím là hiện tượng da và niêm mạc đổi sang màu xanh tím (xanh lam) có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, chỉ một bên hoặc các chi và khu vực xung quanh miệng. Chứng xanh tím xảy ra khi trẻ không nhận được đủ oxy do có vấn đề ở tim hoặc phổi. Đó có thể là những khuyết tật bẩm sinh hoặc do các vấn đề tạm thời như hít phải phân su hoặc sinh non.

Cơ thể trẻ mềm nhũn, không cứng cáp

 

Cơ thể mềm nhũn khiến trẻ không thể tự nhấc được đầu và tứ chi.

Cơ thể mềm nhũn khiến trẻ không thể tự nhấc được đầu và tứ chi.

Cơ thể mềm nhũn khiến trẻ không thể tự nhấc được đầu và tứ chi. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do trẻ mắc một số bệnh bẩm sinh, nhiễm trùng hoặc tổn thương não từ trước khi sinh hoặc do quá trình chuyển dạ gây ra.

Nhịp tim không đều

Hầu hết trẻ sơ sinh có nhịp tim từ 120 – 160 lần/phút. Nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn lúc sinh có thể do tình trạng thiếu oxy. Trẻ sơ sinh có nhịp tim không đều thường gặp vấn đề về tim bẩm sinh, nhiễm trùng, tổn thương não hoặc các vấn đề về hô hấp.

Trẻ ăn kém

 

Những em bé ăn kém, da chuyển màu xanh khi đang bú có thể có vấn đề về cấu trúc đường tiêu hóa, bệnh lý về cơ, bệnh tim mạch, bệnh phổi hoặc hội chứng Down.

Những em bé ăn kém, bị tím tái  khi đang bú có thể có vấn đề về cấu trúc đường tiêu hóa, bệnh lý về cơ, bệnh tim mạch, bệnh phổi hoặc hội chứng Down.

Khả năng phối hợp mút, hít thở và nuốt có thể là vấn đề phức tạp đối với một số trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non thường không thể phối hợp mút, nuốt và phản xạ. Vì thế cần phải cho trẻ ăn bổ sung bằng ống cho đến khi trẻ quen với kỹ năng này. Những em bé ăn kém, bị tím tái khi đang bú có thể có vấn đề về cấu trúc đường tiêu hóa, bệnh lý về cơ, bệnh tim mạch, bệnh phổi hoặc hội chứng Down.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital