Những dấu hiệu mang thai khi đặt vòng là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chị em phụ nữ rất cần lưu tâm tới vấn đề các dấu hiệu mang thai khi đặt vòng. Bởi từ đó chúng ta sẽ có phương hướng xử lý đối với vấn đề này. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết bên dưới đây của Thu Cúc TCI.

1. Tại sao phụ nữ lại mang thai trong khi sử dụng biện pháp đặt vòng?

Biện pháp đặt vòng là 1 biện pháp tránh thai phổ biến được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng. Đặt vòng có hiệu quả tránh thai cao (lên tới 99%) tuy nhiên vẫn có trường hợp xảy ra tình trạng mang thai trong khi sử dụng biện pháp này.

Một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng này đó là:

Dấu hiệu mang thai khi đặt vòng - chậm kinh

Đặt vòng có hiệu quả tránh thai cao (lên tới 99%) tuy nhiên vẫn có trường hợp xảy ra tình trạng mang thai trong khi sử dụng biện pháp này.

1.1. Cơ địa không phù hợp sử dụng đặt vòng

Có nhiều trường hợp cơ thể của chị em phụ nữ không hợp với việc đặt vòng. Điều này gây ra những hiện tượng như: vòng bị lệch, bị tuột khỏi khu vực cổ tử cung. Do đó, rất có thể sẽ làm gia tăng tỉ lệ mang thai trong quá trình sử dụng.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi đặt vòng như:

– Phụ nữ có hiện tượng tăng cân nhiều, da mặt nổi mụn

– Nội tiết tố thay đổi gây rối loạn kinh nguyệt: rong kinh, kinh tiết ra nhiều, tắt kinh,…

– Đau vùng bụng dưới

– Khí hư tiết ra nhiều

– Xuất huyết âm đạo

– Thay đổi tính khí liên tục

1.2. Vòng tránh thai lệch, tuột trong quá trình sử dụng

Phụ nữ bị lệch vòng trong khi sử dụng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mang thai. Những lúc này, vòng có thể đã bị xô lệch, nằm sai vị trí vốn có,…Một số nguyên nhân làm vòng có thể bị lệch như:

– Có thời gian làm việc, lao động nặng nhọc kéo dài

– Quan hệ tình dục quá sớm sau khi thực hiện đặt vòng

– Thực hiện thủ thuật ở cơ sở y tế không đảm bảo, tay nghề bác sĩ không tốt

– Chất lượng vòng tránh thai không đạt yêu cầu

1.3. Kéo dài thời gian sử dụng vòng tránh thai so với quy định

Thông thường, vòng tránh thai sẽ có tác dụng tránh thai tối đa là 5 năm. Nếu không tuân thủ đúng thời gian này thì phụ nữ cũng có thể sẽ gặp phải tình trạng mang thai trong khi đặt vòng. Lời khuyên là chị em phụ nữ nên tuân thủ đúng hạn sử dụng của vòng và chỉ định của bác sĩ.

1.4. Quan hệ quá sớm sau khi đặt vòng tránh thai chứa nội tiết

Thông thường, các vòng tránh thai có chứa nội tiết sẽ mất khoảng 7 – 10 ngày để ổn định và bắt đầu phát huy tác dụng. Do đó, nếu như chị em phụ nữ phát sinh quan hệ tình dục trước thời điểm này mà không có biện pháp tránh thai nào khác cũng có thể là nguyên nhân làm phụ nữ mang thai không mong muốn.

2. Một số dấu hiệu cho biết phụ nữ mang thai trong khi đặt vòng

2.1. Xuất hiện máu báo thai

Máu báo là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ khi đã mang thai. Lúc này ở khu vực âm đạo của phụ nữ có sự xuất hiện của 1 vài đốm máu nhỏ. Máu báo thai khác biệt so với máu của chu kì kinh nguyệt đó là:

– Lượng máu chảy ra chỉ khoảng 1 vài giọt, không nhiều giống hành kinh

– Máu báo thai thường có màu nâu, hồng nhạt hoặc đỏ nhạt

– Đôi khi chỉ xuất hiện dưới dạng 1 vệt máu nhỏ

2.2. Dấu hiệu mang thai khi đặt vòng – Mất kinh nguyệt

Kinh nguyệt chưa thấy xuất hiện là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc phụ nữ đã mang thai. Lúc này, chị em cần hết sức chú ý và theo dõi hiện tượng này. Nếu đã lâu mà chưa có kinh nguyệt thì nên đi thăm khám bác sĩ để chắc chắn về khả năng mang thai. Tuy nhiên, việc mất kinh cũng có thể tới từ 1 số lý do khác như:

– Stress kéo dài

– Thay đổi trong chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ hàng ngày

– Nội tiết tố rối loạn kéo dài

– Làm việc nặng quá sức liên tục trong thời gian dài

2.3. Phụ nữ có hiện tượng chuột rút nhẹ

Thông thường, phụ nữ có thể bị chuột rút nhẹ trong thời gian kinh nguyệt. Tuy vậy, cần lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai trong khi đặt vòng. Khi bắt đầu mang thai, khu vực tử cung của phụ nữ có sự giãn nở, co bóp để tạo không gian cho em bé lớn lên. Do vậy, chị em khi có thai có thể sẽ thấy xuất hiện cảm giác bụng bị kéo căng ra.

2.4. Dấu hiệu mang thai khi đặt vòng – Buồn nôn

Dấu hiệu mang thai khi đặt vòng - buồn nôn

Buồn nôn là 1 trong những biểu hiện rõ ràng nhất của việc phụ nữ đã mang thai trong khi đặt vòng tránh thai.

Đây là 1 trong những biểu hiện rõ ràng nhất của việc phụ nữ đã mang thai trong khi đặt vòng tránh thai. Tình trạng này có thể kéo dài suốt thai kỳ hoặc trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân là do khi mang thai cơ thể mẹ tặng mạnh về hormone nội tiết: progesterone, estrogen, khiến cho cơ thể dễ buồn nôn.

2.5. Phụ nữ hay cảm thấy mệt mỏi

Nồng độ progesterone trong cơ thể tăng cao cũng khiến cho cơ thể phụ nữ mang thai mệt mỏi hơn. Do đó, nếu trong quá trình đặt vòng mà chị em cảm thấy mệt mỏi, hay buồn ngủ thì cũng cần xem xét tới khả năng có thai.

2.6. Khứu giác nhạy cảm hơn với các mùi vị

Phụ nữ khi có thai sẽ có hiện tượng nhạy cảm hơn với các mùi vị, đặc biệt là các mùi như: nước hoa, thuốc lá, thức ăn,…Tình trạng này sẽ dần mất đi sau khoảng 3 tháng đầu mang thai.

2.7. Ngực căng tức, có dấu hiệu to ra

Nếu phụ nữ mang thai, vùng ngực, bầu ngực sẽ có hiện tượng căng tức và có dấu hiệu to ra. Do lúc này nội tiết tố cơ thể thay đổi để chuẩn bị cho thai nhi phát triển và lớn lên.

2.8. Những dấu hiệu khác cần biết

Một số dấu hiệu khác cho biết có thể chị em phụ nữ đã có thai trong khi đặt vòng như:

– Nhiệt độ của cơ thể nóng lên

– Vùng bụng dưới căng tức, âm ỉ khó chịu

– Gặp phải tình trạng táo bón, khó khăn khi đi tiểu tiện, đại tiện

– Hay bị chóng mặt, khó thở

Lời khuyên cho chị em phụ nữ là nên chủ động đi thăm khám bác sĩ nếu nghi ngờ về khả năng mang thai của mình.

3. Mang thai khi đặt vòng thì nên xử lý thế nào?

Dấu hiệu mang thai khi đặt vòng - mệt mỏi

Nếu sau khi thử que thử thai mà kết quả báo bạn đã có thai thì nên lập tức đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn.

Trong trường hợp bạn nghi ngờ mình có thai, thì nên sử dụng tới que thử thai sau khi bị trễ kinh 5 – 7 ngày để chắc chắn về tình trạng này. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và không bị rối loạn kinh nguyệt.

Nếu sau khi thử que thử thai mà kết quả báo bạn đã có thai thì nên lập tức đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn. Trong trường hợp bạn muốn giữ thai thì bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện tháo vòng tránh thai ra khỏi tử cung. Một số trường hợp vòng đang nằm ở vị trí khó lấy ra thì bác sĩ sẽ có phương hướng tư vấn phù hợp.

Nếu trong trường hợp bạn không muốn giữ thai hoặc bị mang thai ngoài tử cung thì bác sĩ cũng sẽ trao đổi và tư vấn về phương án xử lý và những biến chứng tiềm ẩn. Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà có thể sẽ phải sử dụng tới giải pháp chấm dứt thai kỳ.

Do vậy, việc mang thai trong khi đặt vòng là 1 vấn đề nguy hiểm mà chị em phụ nữ cần hết sức lưu ý để kịp thời xử lý và giải quyết.

Liên hệ với Thu Cúc TCI nếu chị em phụ nữ đang có nhu cầu tư vấn hoặc đặt lịch thăm khám bác sĩ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital