Những biến chứng sau mổ đẻ mà sản phụ thực hiện đẻ mổ cần nắm rõ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đẻ mổ là phương pháp sinh nở được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Đặc biệt, với những trường hợp gặp các bệnh lý, biến chứng thai kỳ thì việc sinh mổ sẽ đảm bảo an toàn hơn cho thai phụ và thai nhi. Thế nhưng, liệu chị em đã thực sự hiểu rõ về phương pháp sinh nở này, cũng như những biến chứng sau mổ đẻ có thể gặp phải?

1. Đẻ mổ là gì? Quá trình sinh mổ như thế nào?

Tìm hiểu thông tin về phương pháp đẻ mổ sẽ giúp thai phụ có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi bước vào hành trình sinh nở.

1.1. Đẻ mổ – Phương pháp hỗ trợ thai phụ trong quá trình sinh nở

Đẻ mổ là phương pháp hỗ trợ thai phụ trong quá trình sinh nở. Thai phụ sẽ được theo dõi, kiểm tra tình trạng sức khỏe trong thai kỳ, theo từng mốc tuần thai quan trọng. Khi bác sĩ chuyên khoa cho biết tình trạng sức khỏe, các biến chứng bất thường trong thai kỳ của mẹ và thai nhi không thể đáp ứng sinh thường, thai phụ sẽ được chỉ định thực hiện đẻ mổ. Sau khi xác định các vấn đề sức khỏe, chỉ số an toàn, mẹ bầu sẽ được tư vấn về thời gian phẫu thuật, các bước chuẩn bị để sẵn sàng cho hành trình sinh nở của mình.

Đẻ mổ là phương pháp sinh nở dành cho các mẹ bầu có vấn đề trong thai kỳ, không thể thực hiện sinh thường hoặc không có nhu cầu sinh thường

Đẻ mổ là phương pháp sinh nở dành cho các mẹ bầu có vấn đề trong thai kỳ, không thể thực hiện sinh thường hoặc không có nhu cầu sinh thường

Những trường hợp thường được chỉ định mổ chủ động gồm có:

– Đầu chậu không tương xứng.

– Cổ tử cung không có sự thay đổi, không tiến triển.

– Biến chứng thai kỳ: Vấn đề về dây rốn (quấn cổ, thắt nút,…), nhau thai (nhau bám mép, nhau tiền đạo,…)

– Sa dây rốn.

– Ngôi thai bất thường ở cuối thai kỳ.

– Suy thai.

– Đau vết mổ đẻ cũ.

– Mang thai kèm theo tồn tại các khối u như u lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u bì buồng trứng,…

– Song thai, đa thai.

Ngoài ra, trong những trường hợp thai phụ dự định sinh thường, nhưng khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ lại gặp phải những biến chứng bất thường như suy thai, tim thai không ổn định,… thì cần chuyển mổ cấp cứu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Sinh mổ chủ động không cần đợi tới khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ. Thai nhi khi đã phát triển hoàn toàn, ổn định vị trí từ tuần thứ 39, mẹ hoàn toàn có thể tiến hành thực hiện phẫu thuật sinh mổ. Thông thường, khi đã sinh mổ lần 1, các mẹ sẽ lựa chọn sinh mổ ở các lần tiếp theo để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng bục vết mổ hay các vấn đề bất thường tại tử cung khi gần tới thời điểm chuyển dạ.

Tới ngày sinh, thai phụ sẽ được hướng dẫn để thực hiện sinh mổ trong phòng vô khuẩn một chiều với đầy đủ các trang thiết bị theo dõi chỉ số sinh tồn suốt quá trình diễn ra phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật, thai phụ được gây tê tủy sống nhằm ức chế các dây thần kinh nửa thân dưới, giúp mẹ không cảm nhận được cơn đau và vẫn có thể tỉnh táo trong suốt quá trình sinh nở.

1.2. Quá trình sinh mổ, phẫu thuật lấy thai diễn ra như thế nào?

Khi thai phụ nhận chỉ định mổ chủ động, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ trước ca mổ. Sau đó, thai phụ được hướng dẫn vào phòng mổ vô khuẩn 1 chiều, gắn các điện cực nối với máy đo monitor theo dõi chỉ số sinh tồn. Lúc này, thai phụ cũng đồng thời được truyền kháng sinh và thực hiện gây tê tủy sống với bác sĩ gây tê.

Trước khi tiến hành phẫu thuật đẻ mổ, thai phụ được gây tê tủy sống

Trước khi tiến hành phẫu thuật đẻ mổ, thai phụ được gây tê tủy sống

Màn chắn, khăn phủ sẽ được chuẩn bị để sẵn sàng cho ca mổ. Các bác sĩ Sản khoa phụ trách ca mổ sẽ xem lại thông tin về tiền sử bệnh, các vấn đề sức khỏe của mẹ bầu và tiến hành phẫu thuật.

Một vết rạch nhỏ, nằm ngang sẽ được thực hiện ngay tại thành tử cung, vị trí bụng dưới để giúp đưa thai nhi ra ngoài. Em bé được đưa ra ngoài cùng túi ối, dây rốn. Sau khi kẹp, cắt dây rốn và chuyển em bé sang cho bác sĩ Nhi khoa theo dõi sức khỏe, bác sĩ Sản khoa tiếp tục lấy nhau thai và làm sạch tử cung. Cuối cùng, vết mổ của sản phụ sẽ được xử lý, vệ sinh và khâu lại để tránh nhiễm trùng, mất máu

2. Những biến chứng sau mổ đẻ mà các mẹ cần nắm rõ. Cần làm gì để phòng tránh?

Việc sinh mổ được nhận định là phương pháp sinh nở an toàn, mang lại giá trị to lớn với những trường hợp biến chứng thai kỳ, khó khăn khi sinh thường,…

2.1. Những biến chứng sau mổ đẻ mà các mẹ cần nắm rõ

Sinh mổ tuy khá an toàn, nhưng nếu không được thực hiện tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, tay nghề bác sĩ không đảm bảo, điều kiện tại phòng phẫu thuật không đáp ứng tốt, chị em hoàn toàn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

– Nhiễm trùng tại vết mổ trong thời gian hậu phẫu.

– Làm ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động của các cơ quan khác như ruột, bàng quang, niệu quản, tử cung, âm đạo.

– Dính ổ bụng và các lớp cơ tại thành bụng.

– Băng huyết sau sinh.

Nếu không cẩn thận, mẹ có thể gặp biến chứng sau mổ đẻ

Nếu không cẩn thận, mẹ có thể gặp biến chứng sau mổ đẻ

– Nứt vết mổ, thành bụng thoát vị.

– Xuất huyết bên trong.

– Huyết khối, cục máu đông gây thuyên tắc tĩnh mạch.

– Một số phản ứng phụ như hạ huyết áp, đau nhức đầu sau sinh, choáng váng, người mệt mỏi.

– Một số bệnh lý như tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, sẹo cứng tử cung,…

– Đau thắt lưng, giãn dây chằng xương chậu.

2.2. Cần làm gì để phòng tránh những biến chứng sau mổ đẻ?

Để phòng tránh những biến chứng xuất hiện sau mổ đẻ, cũng như tránh việc biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn, sản phụ cần lưu ý thực hiện một số điều sao:

– Chăm sóc, vệ sinh vết mổ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

– Sau mổ đẻ, trong vòng 6 giờ đầu, sản phụ không thể ăn uống bất cứ thứ gì cho tới khi ”xì hơi”. Thời gian đầu, các mẹ nên sử dụng đồ ăn dạng lỏng, hạn chế thực phẩm có nhiều tinh bột, đường, dầu mỡ,…

– Vận động từ từ, nhẹ nhàng, giảm nguy cơ dính ruột, kích thích cơ thể tự phục hồi tốt hơn.

– Chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân hàng ngày, tránh nhiễm trùng vết mổ.

Bên cạnh đó, để tránh gặp phải những biến chứng sau mổ đẻ, các mẹ bầu cũng nên chú trọng tới vấn đề lựa chọn bệnh viện đi sinh ngay từ đầu.

Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, các mẹ bầu sẽ được chăm sóc, theo dõi sức khỏe thai kỳ trọn vẹn khi sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói TCI. Dịch vụ này sẽ cung cấp các gói thai sản đa dạng theo các mốc tuần thai quan trọng, giúp các mẹ có thể theo dõi sức khỏe thai kỳ một cách sớm nhất.

Bám sát tình trạng thai nhi từng mốc tuần thai quan trọng sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong việc suy nghĩ, lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp. Đồng thời, với sự tư vấn của các bác sĩ Sản khoa nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn vững vàng, chắc chắn các mẹ bầu sẽ có lựa chọn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe thai kỳ và thai nhi trong bụng.

Bên cạnh đó, nhận thấy quá trình phục hồi của sản phụ sau sinh có ảnh hưởng trực tiếp tới việc có xảy ra biến chứng sau đẻ mổ hay không, Thu Cúc TCI còn chú trọng tới dịch vụ sau sinh cho các mẹ như:

– Cung cấp phòng lưu viện cho sản phụ với đầy đủ tiện nghi, đồ đạc, vật dụng cần thiết.

– Có điều dưỡng luôn túc trực, hỗ trợ mẹ 24/24 mỗi khi được gọi bằng chuông bấm.

– Có chế độ ăn uống phù hợp, được tính toán calories kỹ càng.

– Có thể sử dụng thêm dịch vụ chiếu Plasma vết mổ sau sinh, cải thiện và đẩy nhanh quá trình phục hồi, tránh sẹo, nhiễm trùng.

Lựa chọn địa chỉ khám và theo dõi thai kỳ uy tín, chất lượng sẽ là bước đệm thành công, giúp các mẹ bầu trải qua quá trình mang thai một cách dễ dàng hơn, đưa ra quyết định lựa chọn sinh thường hay sinh mổ phù hợp. Đồng thời, với sự trợ giúp của các bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn tốt, các mẹ sẽ không cần quá lo lắng về các biến chứng sau mổ đẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital