Nhổ răng số 8 hàm dưới và những lưu ý

Tham vấn bác sĩ

Việc nhổ răng số 8 (răng khôn) là một thủ thuật nha khoa phổ biến nhưng lại không hề đơn giản. Quá trình nhổ tồn tại nhiều nguy cơ có thể xảy ra. Vậy ta cần lưu ý gì khi nhổ răng số 8 hàm dưới để đảm bảo an toàn và hiệu quả?

1. Vị trí mọc răng khôn và những ảnh hưởng không tốt

Răng số 8 thông thường mọc vào độ tuổi khoảng từ 17 đến 25. Tuy nhiên, thời gian cụ thể và cách mọc răng khôn của mỗi người có thể khác nhau. Đặc biệt, tùy vào vị trí mọc, răng khôn có thể gây ra một số vấn đề:

– Mọc đúng hướng: Răng khôn mọc lên hết và đúng hướng sẽ có đủ không gian mọc. Điều này không gây ra vấn đề gì ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

– Mọc nằm ngang: Răng khôn mọc ngang so với các răng khác có thể gây đau. Đồng thời, răng khôn có thể chèn ép lên các răng lân cận. Tình trạng sưng, viêm nhiễm sẽ xảy ra.

– Mọc chéo, chèn lên răng khác: Răng khôn có thể mọc chéo và chèn lên răng bên cạnh do không có đủ không gian để phát triển. Điều này gây nên nguy cơ xô lệch răng toàn hàm. Đồng thời, chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ sẽ bị ảnh hưởng xấu.

– Không mọc hoàn toàn lên khỏi bề mặt nướu: Một số trường hợp, răng khôn có thể chỉ mọc một phần. Điều này sẽ gây ra vấn đề về vệ sinh và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

2. Tìm hiểu về thực hiện nhổ răng khôn hàm dưới

2.1 Những trường hợp cần nhổ răng số 8 hàm dưới

Đau răng khôn

Răng khôn khi gây ra những ảnh hưởng không tốt sẽ cần nhổ bỏ

Trong nhiều trường hợp, răng số 8 hàm dưới cần được nhổ bỏ. Khi đó, chúng thường gây ra các vấn đề sức khỏe hay có nguy cơ gây tổn thương cho hàm răng miệng. Cụ thể:

– Răng khôn mọc chéo, chèn lên răng khác: Trường hợp này, răng khôn có thể mọc chéo và gây chèn ép lên răng lân cận. Những răng xung quang chịu áp lực sẽ bị đau và dần xô lệch.

– Răng khôn mọc nằm ngang: Khi răng khôn mọc theo hướng ngang thay vì dọc sẽ gây đau, viêm nhiễm. Thậm chí những răng xung quanh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Khó khăn trong vệ sinh và chăm sóc: Nếu răng khôn chỉ mọc một phần lên khỏi bề mặt nướu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó gây tình trạng viêm nhiễm và vệ sinh miệng kém.

– Răng khôn mọc gây áp lực và di chuyển các răng lân cận: Khi mọc không đúng hướng, răng khôn có thể tạo áp lực lên các răng lân cận. Điều này gây di chuyển răng và ảnh hưởng đến sự sắp xếp của toàn bộ hàm răng.

– Cần điều trị nha khoa: Trong một số trường hợp, nhổ răng khôn có thể là một phần của kế hoạch điều trị nha khoa như chuẩn bị cho việc chỉnh nha hoặc điều trị trong trường hợp đau nhức, viêm nhiễm liên quan đến răng khôn.

2.2 Thực hiện nhổ răng số 8 hàm dưới có nguy hiểm không?

Nhổ răng số 8 ở hàm dưới không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Thế nhưng, chúng ta có thể gặp một số rủi ro nhất định như bất kỳ phẫu thuật nha khoa nào khác. Sau đây là một vài tình huống rủi ro thường gặp:

– Viêm nhiễm: Nếu không tuân thủ các cách vệ sinh đúng sau nhổ răng, chúng ta có nguy cơ bị viêm nhiễm trong vùng nướu và xung quanh răng đã nhổ.

– Chấn thương mô xung quanh răng khôn: Quá trình nhổ răng có thể gây tổn thương cho mô nướu, mô xương và các cấu trúc lân cận nếu không thực hiện cẩn thận.

– Ảnh hưởng dây thần kinh: Nhổ răng khôn có thể tác động tới dây thần kinh hoặc các cấu trúc quan trọng khác. Do đó, nguy cơ bị tổn thương khi thực hiện quá trình nhổ có thể xảy ra.

– Mất máu: Một số trường hợp có thể gặp vấn đề về mất máu trong quá trình nhổ răng khôn. Đặc biệt là khi răng khôn mọc nằm sâu trong xương.

– Biến chứng sau nhổ răng: Sau nhổ răng khôn thể xuất hiện các biến chứng. Điển hình như tình trạng bị đau, sưng viêm, viêm ổ răng, … Nguyên do là bởi quá trình hồi phục không diễn ra đúng cách.

Mặc dù có những rủi ro nhất định, nhưng việc nhổ răng số 8 hàm dưới thường vẫn đảm bảo an toàn nếu được tiến hành bởi bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Cùng với đó là sự theo dõi sau quá trình nhổ để đảm bảo phục hồi tốt.

3. Nhổ răng khôn ở hàm trên hay ở hàm dưới nguy hiểm hơn?

Phương pháp nhổ răng số 8 hàm dưới

Nhổ răng khôn hàm dưới dễ tác động tới nhiều dây thần kinh quan trọng

Cả việc nhổ răng khôn ở hàm trên, hàm dưới đều có thể mang tới nguy cơ rủi ro. Mức độ nguy cơ rủi ro xảy ra cũng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

3.1 Nhổ răng khôn hàm trên

– Độ phức tạp: Răng khôn ở hàm trên thường ít phức tạp hơn khi so sánh với răng khôn ở hàm dưới. Nguyên nhân vì không có sự giao cắt với dây thần kinh quá quan trọng ở vùng hàm trên.

– Thực hiện phẫu thuật: Do không gặp phải vấn đề về dây thần kinh việc tiếp cận và nhổ răng khôn ở hàm trên có thể dễ dàng hơn.

3.2 Nhổ răng khôn hàm dưới

– Vị trí răng: Răng khôn ở hàm dưới thường gần hơn với dây thần kinh trong vùng hàm mặt. Điều này tạo ra nguy cơ cao hơn về tổn thương dây thần kinh khi nhổ răng.

– Thực hiện phẫu thuật: Quá trình nhổ răng khôn ở hàm dưới có thể phức tạp hơn. Nguyên do bởi cần phải cẩn thận hơn để tránh tổn thương đến dây thần kinh.

4. Những lưu ý trước khi thực hiện nhổ răng khôn hàm dưới

Nhổ răng số 8 hàm dưới

Trước khi thực hiện nhổ răng khôn, ta cần gặp bác sĩ để thăm khám, tư vấn phù hợp

Trước khi thực hiện nhổ răng khôn ở hàm dưới, một số lưu ý quan trọng chúng ta cần xem xét và chuẩn bị cẩn thận. Việc này là để đảm bảo quá trình nhổ diễn ra an toàn, hiệu quả:

4.1 Thăm khám và tư vấn điều trị với bác sĩ

– Xác định tình trạng răng khôn: Bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá xem răng khôn của bạn có gây vấn đề gì không. Ví dụ như viêm nhiễm, mọc nằm ngang, hoặc áp lực lên các răng lân cận không, …

– Xét nghiệm và hình ảnh chụp: Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hoặc hình ảnh chụp X-quang để. Việc này giúp bác sĩ đánh giá kĩ hơn về vị trí và tình trạng của răng khôn.

4.2 Thảo luận về quá trình nhổ

– Phương pháp nhổ: Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về phương pháp nhổ phù hợp với tình trạng. Trong đó bao gồm việc sử dụng gây tê hay gây mê và liệu trình sau quá trình nhổ. Ta cần lưu ý, lựa chọn phù hợp theo lời khuyên, chỉ định.

– Nguy cơ biến chứng: Chúng ta cần thảo luận với bác sĩ về các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra sau quá trình nhổ răng khôn. Đồng thời, chúng ta cũng cần nắm được cách giảm thiểu chúng.

4.3 Chuẩn bị trước quá trình nhổ

– Dừng sử dụng thuốc trước khi nhổ: Nếu bạn đang dùng một số các loại thuốc không nên, điển hình như thuốc làm mềm huyết, bác sĩ có thể yêu cầu dừng sử dụng trước khi thực hiện quá trình nhổ.

– Thực hiện vệ sinh miệng: Trước khi quá trình nhổ bắt đầu, ta hãy thực hiện vệ sinh miệng kỹ lưỡng. Điều này để giảm nguy cơ viêm nhiễm sau khi nhổ răng.

Bài viết đã cho ta biết thêm những kiến thức về việc nhổ răng khôn ở hàm dưới. Hy vọng điều này sẽ giúp mọi người đưa ra những quyết định phù hợp, chăm sóc răng miệng tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital