Nhổ răng khôn sau bao lâu thì hết đau, bạn có biết?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Nhổ răng khôn là một phẫu thuật được thực hiện để giúp loại bỏ những phiền toái do loại răng này gây ra như sưng tấy, viêm nhiễm, chảy máu….Vậy sau khi nhổ răng khôn sau bao lâu thì hết đau?

1. Răng khôn là răng gì?

Răng khôn là những răng cối mọc cuối cùng của hàm. Đây là loại răng gây nhiều tranh cãi vì chức năng của nó chưa rõ ràng, ngược lại còn ra gây phiền toái. Răng khôn được chia làm hai loại:

– Loại 1: Răng mọc thẳng bình thường và không gây ra biến chứng, không cần phải nhổ.

– Loại 2: Răng có xu hướng mọc lệch lạc, mọc ngầm, nên nhổ đi để không gây biến chứng và bất tiện cho cuộc sống.

nhổ răng khôn sau bao lâu thì hết đau

Chỉ khi răng khôn mọc lệch lạc, gây nên biến chứng và ảnh hưởng cho người bệnh, bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ.

2. Phương pháp nhổ răng khôn

Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn là phương pháp truyền thống và phương pháp nhổ răng khôn siêu âm Piezotome.

2.1 Phương pháp truyền thống

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ như dao rạch, kèm và bẩy. Thời gian thực hiện sẽ khoảng 15 – 20 phút tùy vào thể trạng từng người, do đó bệnh nhân có thể mỏi miệng do há khá lâu. Nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống gây đau nhức, chảy máu và bệnh nhân có khả năng sẽ gặp biến chứng.

2.2 Phương pháp nhổ răng siêu âm Piezotome

Đây là phương pháp cải tiến và được sử dụng phổ biến hiện nay, khắc phục được những nhược điểm của phương pháp truyền thống. Phương thức hoạt động của máy Piezotome là sử dụng những mũi khoan mảnh và mỏng chỉ khoảng 0.2 – 0.5 mm rung theo nguyên lý sóng siêu âm, có tần số khoảng 28 – 36 Khz để tác động lên phần mô cứng mà không ảnh hưởng đến mô mềm, thời gian thực hiện chỉ khoảng 10 phút. Điều này sẽ giảm thiểu được tối đa việc tổn thương cho bệnh nhân, ít gây đau, vết thương lành nhanh hơn và bảo tồn xương ở ổ răng tối đa.

3. Quá trình hồi phục sau phẫu thuật răng khôn diễn ra như thế nào?

Quá trình hồi phục răng khôn

Quá trình hồi phục sau khi nhổ răng khôn gồm 5 bước: tạo cục máu đông, viêm, tạo sợi, biểu mô hóa và tái cấu trúc xương.

3.1 Tạo cục máu đông

Đây là giai đoạn đầu của quá trình hồi phục vết thương. Sau khi nhổ răng, cục máu đông sẽ hình thành trong những giờ đầu tiên. Cục máu đông này sẽ lấp kín ổ răng, đảm bảo được việc cầm máu và bảo vệ được vết thương.

3.2 Viêm

Hiện tượng viêm sẽ diễn ra khoảng vài giờ sau phẫu thuật, các bạch cầu sẽ xuyên mạch đến thực bào và những vi khuẩn sót lại ở trong ổ răng.

3.3 Tạo sợi

Tiếp theo, các sợi liên kết và nguyên bào sợi trong cục máu đông xuất hiện để thay thế cho hồng cầu. Theo đó, mao mạch cũng bắt đầu tăng sinh trong ổ răng trong vài ngày tiếp theo.

3.4 Biểu mô hóa

Các tế bào biểu mô được tăng sinh nhanh chóng từ phần bề mặt cho đến tế bào trung tâm của ổ răng nhổ. Sau khoảng 3 tuần, niêm mạc nướu đã gần như bao phủ hết ổ răng.

3.5 Tái cấu trúc xương

Dưới đáy vách ổ răng, các tế bào tạo xương xuất hiện và tăng sinh để hình thành bè xương trong các tuần đầu. Lớp vỏ xương của chiếc răng nhổ cũng bắt đầu tiêu xuống dọc theo vách. Tùy vào các yếu tố khác nhau mà lỗ hở sẽ hồi phục nhanh hay chậm.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đau nhức sau nhổ răng khôn

4.1 Cơ địa của bệnh nhân

Cơ địa của từng người sẽ có phản ứng với từng loại bệnh và vết thương khác nhau, do đó sự đau nhức cũng thuyên giảm khác nhau. Người có cơ địa tốt sẽ ít bị đau nhức, lành nhanh hơn và ngược lại.

4.2 Tình trạng răng của người bệnh

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của răng người bệnh, khả năng giảm đau cũng sẽ khác nhau. Vì có rất nhiều loại răng khôn được chỉ định nhổ như răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc đâm sang làm tổn thương răng bên cạnh,….

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của răng người bệnh, khả năng giảm đau cũng sẽ khác nhau

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của răng người bệnh, khả năng giảm đau cũng sẽ khác nhau

4.3 Tay nghề của bác sĩ thực hiện

Việc nhổ răng khôn đòi hỏi bác sĩ phải khéo léo và tỉ mỉ để không gây đau đớn và biến chứng cho bệnh nhân chính vì vậy việc chọn bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao và ân cần, chu đáo với bệnh nhân là vô cùng quan trọng.

4.4 Phương pháp thực hiện

Như đã nói ở trên, có 2 phương pháp nhổ răng khôn là phương pháp truyền thông và phương pháp máy siêu âm Piezotome.

Với phương pháp truyền thống, bệnh nhân cần một khoảng thời gian để giảm đau và mất một thời gian dài để hồi phục cũng như làm đầy huyệt ổ răng.

Còn phương pháp Piezotome với những cải tiến mới, sóng siêu âm sẽ khóa mạch máu sau khi răng khôn được lấy ra, giúp cho người bệnh thuyên giảm đau nhức nhanh hơn và sớm hồi phục để trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

5. Nhổ răng khôn sau bao lâu thì hết đau?

Bệnh nhân sẽ có phản ứng đau ngay khi thuốc tê hết tác dụng, nhưng cường độ khác nhau tùy vào từng người. Đa phần các cơn đau đều không quá nghiêm trọng và đáp ứng tốt được với thuốc giảm đau.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân nên uống thuốc giảm đau càng sớm càng tốt sau khi nhổ răng, khi cơn đau chưa xuất hiện. Nếu không khi cơn đau kéo dài và cường độ tăng, sẽ gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu và thậm chí bạn phải đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Các cơn đau sau khi nhổ răng khôn thường kéo dài khoảng 2-3 ngày với cường độ nhẹ-vừa. Sau khoảng 7 ngày thì hầu hết sẽ lành thương và không còn cảm giác đau.

Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ thường chỉ đinh bệnh nhân uống một số loại thuốc để giảm đau

Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ thường chỉ đinh bệnh nhân uống một số loại thuốc để giảm đau

6. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

6.1 Những điều cần làm sau khi nhổ răng khôn

– Sử dụng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định.

– Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Chải răng đúng cách tối thiểu 2 lần/ngày, nên bổ sung dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để chăm sóc răng miệng toàn diện.

– Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm đá lạnh lên má ở vị trí nhổ răng, giữ yên trong khoảng 5 – 20 phút, sau đó nghỉ 5 – 20 phút, lặp lại càng nhiều càng tốt trong khoảng 1 – 2 ngày đầu. Việc này sẽ giúp co mạch máu xung quanh, giảm tình trạng chảy máu và sưng phù. Sau khoảng 48h khi việc cầm máu đã ổn định, bạn nên chườm ấm thay vì chườm lạnh, để giúp tăng lưu lượng máu đến, giúp quá trình hồi phục nướu và xương diễn ra tốt hơn.

– Ăn những thức ăn mềm, nguội, chú ý đừng nhai đồ cứng, hạn chế dùng ống hút, kiêng thuốc lá, rượu bia để quá trình hồi phục tốt hơn.

– Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động mạnh hay làm những việc nặng. Khi ngủ, nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng đầu về phía đối diện bên nhổ răng, để tránh đè nén gây áp lực lên vùng vừa nhổ răng.

6.2 Những điều cần tránh sau khi nhổ răng

– Không hút thuốc lá, ít nhất là trong khoảng 2 – 3 ngày vì việc động tác khi hút thuốc gây một áp lực lên cục máu đông, hơn thế nữa trong thuốc lá có chứa những thành phần gây hại như carbone monoxide, cannabinoid…cản trở quá trình lành thương.

– Tránh sử dụng nước súc miệng có chứa cồn, đồ uống có cồn như rượu ít nhất 24h sau khi nhổ răng.

– Hạn chế việc dùng ống hút khi uống nước vì có thể khiến vết thương bị rách.

Sau khi nhổ răng khôn không nên hút thuốc lá

Sau khi nhổ răng khôn không nên hút thuốc lá, ít nhất là trong khoảng 2 – 3 ngày sau phẫu thuật

Mong rằng bài viết trên đã giải đáp cho các bạn câu hỏi “Nhổ răng khôn sau bao lâu thì hết đau?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn thêm nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital