Nhổ răng khôn khi nào lành? Cần lưu ý gì sau khi nhổ răng khôn?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng khôn là một loại răng không có tác dụng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người bệnh. Chính vì vậy, nhổ răng khôn là phương pháp hiệu quả để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, nhổ răng khôn khi nào lành?

1. Thông tin về răng khôn

1.1 Răng khôn là gì?

Răng khôn (răng số 8) là những răng mọc cuối cùng trên cung hàm khi những răng khác đã mọc lên đủ. Một người sẽ có tối đa 4 răng khôn, tuy nhiên thực tế cho thấy một người chỉ có từ 1 đến 2 răng khôn, rất hiếm trường hợp có 3 răng khôn. Khi loại răng này mọc lên cũng là lúc trên cung hàm đã không còn chỗ trống do các răng trưởng thành khác đã mọc. Chính vì vậy, răng khôn thường mọc không đúng cách, mọc lệch hoặc đâm sang các răng bên cạnh gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng cũng như sức khoẻ tổng thể.

Răng khôn là gì

Răng khôn thường mọc lên chen chúc và gây ảnh hưởng đến những răng xung quanh

1.2 Trường hợp cần nhổ răng khôn

Bệnh nhân thuộc những đối tượng sau sẽ được chỉ định nhổ răng khôn:

– Răng khôn mọc gây ra các biến chứng như đau, u nang hay nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng đến những răng lân cận.

– Chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và những răng bên cạnh, tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh trong khoang miệng.

– Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng trồi dài tới phần hàm đối diện và gây nứt, rách lợi.

– Hình dạng răng bất thường, dị dạng và nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, có nguy cơ gây sâu răng và viêm nha chu.

– Răng khôn có bệnh nha chu, sâu răng, bệnh nhân cần chỉnh hình hay trồng răng giả.

– Răng khôn gây ra những bệnh lý toàn thân khác.

Răng khôn sẽ được bảo tồn trong các trường hợp như:

– Răng mọc thẳng, không bị kẹt với mô xương và nướu.

– Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như rối loạn đông máu, tim mạch, đái tháo đường…

– Răng khôn liên quan đến những cấu trúc quan trọng của cơ thể như xoang hàm, dây thần kinh…

2. Nhổ răng khôn khi nào lành?

Trung bình, sẽ mất khoảng 1 – 2 tuần để giúp cho vết nhổ răng ổn định và người có thể được sinh hoạt bình thường. Sau đó, quá trình hồi phục sẽ kéo dài trong khoảng 4 – 6 tháng để khu vực hốc nhổ răng được che lấp và cấu trúc xương được tái tạo hoàn thiện.

Ngoài ra, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lành thương của răng khôn như:

2.1 Cơ địa của người bệnh

Nếu bệnh nhân thuộc kiểu người có cơ địa tốt thì sẽ khả năng lành thương nhanh chóng hơn và sớm trở lại với công việc hơn.

 nhổ răng khôn khi nào lành

Khả năng lành thương sau khi nhổ răng khôn tuỳ vào cơ địa của từng người

2.2 Vết nhổ răng khôn

Nếu bệnh nhân lựa chọn nhổ răng khôn ở các cơ sở nha khoa uy tín, có hệ thống trang thiết bị hiện đại và được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao thì vết thương sẽ nhỏ, lỗ hổng không quá to và thời gian phục hồi nhanh chóng.

2.3 Phương pháp nhổ răng

Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn là nhổ răng kiểu truyền thống và nhổ răng bằng công nghệ sóng siêu âm Piezotome. Nếu như nhổ răng truyền thống sử dụng những dụng cụ đơn giản, có chi phí thấp nhưng có khả năng gây biến chứng thì nhổ răng Piezotome có nhiều điểm cải tiến hơn. Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm cao tần, không tác động đến dây thần kinh, nhẹ nhàng bóc tách nướu và đưa răng khôn ra ngoài. Nhờ đó, khả năng gây đau và biến chứng sẽ được hạn chế đáng kể.

3. Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn

3.1 Chế độ chăm sóc

– Trong 24h đầu, vị trí nhổ răng sẽ có thể chảy máu. Chính vì vậy, để giúp thuyên giảm tình trạng này thì bạn cần cắn chặt miếng gạc, tạo lực ép để giúp cầm máu, cứ 30 phút sẽ thay gạc một lần đến khi máu ngừng chảy. Nếu bạn chọn phương pháp nhổ răng Piezotome thì thời gian chảy máu tối đa chỉ khoảng 12h.

– Sau khi nhổ răng, cần chườm đá vào vùng da ngoài vị trí phẫu thuật khoảng 30 phút, sau đó cách 30 phút lại tiếp tục chườm, thực hiện liên tục trong 2 – 3h đầu. Hiện tượng sưng sẽ kéo dài khoảng 2 – 4 ngày đầu.

– Tránh vận động mạnh, làm việc nặng và nên kê cao gối khi nằm nghỉ.

– Đánh răng đều đặn và đúng cách, hạn chế chạm đến vùng nhổ răng. Ngoài đánh răng, cần thực hiện thêm một số biện pháp để làm sạch răng miệng toàn diện như súc miệng nước muối, dùng chỉ nha khoa hay tăm nước.

3.2 Chế độ ăn uống

– Hạn chế ăn những thực phẩm cứng, dai, cay, nóng hay có nhiều vụn nhỏ.

– Ăn đồ mềm, lỏng như canh, cháo, súp…có thể xay thêm thịt, cá để có thể cung cấp thêm chất dinh dưỡng.

– Hạn chế dùng ống hút vì có thể tạo áp lực khiến cho vết thương bị rách.

– Kiêng tối đa thuốc lá và rượu bia để vết thương nhanh lành.

Sau khi nhổ răng khôn, nên chọn những đồ ăn mềm, lỏng để vết thương nhanh lành

Sau khi nhổ răng khôn, người bệnh nên chọn những đồ ăn mềm, lỏng để vết thương nhanh lành

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “nhổ răng khôn khi nào lành“. Nếu có câu hỏi gì xoay quanh chủ đề răng khôn, bạn có thể đến thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín để được giải đáp nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital