Nhổ răng có đau không và những lưu ý

Tham vấn bác sĩ

Nhổ răng vĩnh viễn là việc đa số mọi người đều thực hiện ít nhất một lần trong đời. Đây là kỹ thuật nha khoa có thể khá đơn giản. Thế nhưng quá trình này cũng có thể rất phức tạp tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân.. Vậy thực hiện nhổ răng có đau không và thực hiện nhổ răng cần lưu ý những gì?

1. Những trường hợp bệnh nhân cần thực hiện nhổ bỏ răng

nhổ răng

Nếu không phải trường hợp bắt buộc, phương pháp điều trị bảo tồn răng sẽ được ưu tiên

Răng là bộ phận đảm nhận chức năng ăn nhai của con người suốt đời. Do đó việc nhổ răng, đặc biệt là răng vĩnh viễn cần được kiểm soát và cân nhắc kỹ. Trong các trường hợp nếu tình trạng không quá nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp điều trị bảo tồn. Sau đây là một số trường hợp cần nhổ bỏ răng vĩnh viễn:

– Răng đã bị sâu hoàn toàn, bị vỡ, mẻ với hầu hết cấu trúc của răng. Răng bị chết tủy, viêm cuống chân răng. Khi đó, răng cần được nhổ bỏ để tránh trường hợp viêm nhiễm với toàn bộ khuôn hàm.

– Răng bị gãy sát với nướu khiến cho tỉ lệ giữ được các răng bằng phương pháp phục hình nha khoa rất thấp.

– Thực hiện nhổ răng vĩnh viễn phục vụ cho việc chỉnh nha, phục hình răng, …

– Răng bị mọc lệch, mọc ngầm, mọc lộn xộn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

2. Nhổ răng có đau không?

nhổ răng có đau không

Nhổ răng có đau không sẽ tùy vào tình trạng bệnh nhân, phương pháp điều trị và tay nghề bác sĩ

Nhổ răng có đau không là thắc mắc được nhiều người đặt ra. Thực tế, trong quá trình nhổ răng sẽ cần thực hiện những động tác xâm lấn. Thao tác gây tác động khá sâu tới cấu trúc liên kết giữa răng với thành phần bao quanh. Cụ thể là các thao tác như tách nướu, rạch nướu, lung lay răng, nạy hoặc thực hiện bẩy răng khỏi ổ răng khiến đau nhức.

Tuy nhiên hiện nay, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê với bệnh nhân. Nhờ vậy, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy hơi ê ẩm nhẹ hoặc có thể hoàn toàn không đau. Khi bệnh nhân lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, tay nghề bác sĩ cao thì có thể đạt hiệu quả gây tê, giảm đau tốt hơn. Như vậy, quá trình nhổ răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.

3. Những ảnh hưởng tới người bệnh từ việc nhổ răng

Với nhiều trường hợp nhổ răng sữa trong thời gian thay răng tự nhiên, điều này thường không mấy gây ảnh hưởng tới người bệnh. Thế nhưng với trường hợp răng vĩnh viễn bị nhổ sẽ đồng nghĩa tồn tại một khoảng răng bị trống. Khoảng trống này không thể được bù đắp tự nhiên. Vì vậy, nếu người bệnh không được thực hiện phục hình kịp thời sẽ dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng:

– Khả năng ăn nhai bị hạn chế: Đặc biệt là trương hợp nhổ răng hàm, vị trí răng đảm nhận những chức năng quan trọng trong việc nghiền, nhai, xé nhỏ thức ăn sẽ khiến khả năng ăn nhai của bệnh nhân bị giảm đi đáng kể. Từ đó, quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

– Tiêu xương hàm: Khi mất răng nhưng không được phục hình lại sớm sẽ dễ dẫn tới tình trạng bị tiêu xương hàm. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ của gương mặt người bệnh. Cơ mặt sẽ dần bị chảy xệ, má hóp vào và trông già hơn so với tuổi.

– Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ: Những răng bị mất nếu như nằm ở vị trí phía trước. Ví dụ như răng nanh, răng cửa sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ gương mặt nếu không sớm được phục hình.

– Dễ mắc phải những bệnh lý răng miệng: Những khoảng trống sau khi thực hiện nhổ răng vĩnh viễn là nơi dễ tập trung thức ăn thừa. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể xâm nhập, phát triển. Từ đó, tình trạng dễ dẫn tới viêm nha chu, viêm nướu, răng sâu, …

4. Quy trình thực hiện nhổ răng

nhổ răng có đau không

Quy trình nhổ răng được thực hiện với các bước nghiêm ngặt đảm bảo hiệu quả, an toàn

Thông thường khi thực hiện nhổ răng ở những bệnh viện, cơ sở y tế uy tín sẽ cần thực hiện với các bước sau:

Bước 1: Thực hiện thăm khám, kiểm tra tổng quát răng miệng. Ở bước này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm. Qua đó, bác sĩ sẽ thấy được về hình dạng, đặc điểm, vị trí, độ dài, … các răng ở cận kề răng cần nhổ.

Bước 2: Thực hiện gây tê tại chỗ để giúp quá trình nhổ răng không gây nhiều đau đớn với người bệnh.

Bước 3: Khi răng đã được làm cho lung lay, bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng. Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng thường được áp dụng là nhổ truyền thống và nhổ bằng đầu rung siêu âm Piezotome. Với phương pháp truyền thống, bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ như kìm, bẩy, … chuyên dụng để nhổ răng. Với phương pháp nhổ bằng Piezotome sẽ được sử dụng công nghệ hiện đại, đầu rung siêu âm nhẹ nhàng và nhanh chóng nhổ rời răng khỏi tổ chức xương hàm.

Bước 4: Sau khi đã nhổ răng, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám và kê đơn thuốc giảm đau. Đồng thời, bác sĩ sẽ thực hiện sát khuẩn răng miệng, tăng đề kháng cho cơ thể người bệnh.

5. Những lưu ý thực hiện nhổ răng

5.1 Trước khi nhổ răng

Trước khi nhổ răng, bệnh nhân nên thực hiện một số lưu ý:

– Người bệnh nên thực hiện nhổ răng vào buổi sáng để có thể thấy thoải mái, bớt căng thẳng cũng như có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

– Bệnh nhân nên thực hiện ăn sáng đầy đủ, giữ cho tinh thần được thoải mái.

– Trước khi thực hiện nhổ răng, nếu bệnh nhân đang mắc bệnh lý hoặc sử dụng thuốc thì cần nói rõ với bác sĩ trước.

5.2 Sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng, để quá trình phục hồi nhanh chóng, an toàn hơn, bệnh nhân cần lưu ý về chế độ ăn uống, chăm sóc tại nhà.

Chế độ ăn uống:

– Nên ăn những món lỏng, dễ nuốt trong khoảng 1-2 ngày đầu như súp, cháo, đồ ăn ninh nhừ, …

– Không nên sử dụng những món ăn quá cứng, chưa nấu chín kỹ. Những thức ăn này sẽ tác động mạnh vào vết thương mới nhổ gây chảy máu.

– Kiêng tuyệt đối những món ăn quá nóng, quá lạnh, đồ ăn quá cay, dầu mỡ, bia, rượu, chất kích thích, …

– Tránh ăn nhai tại vị trí mới nhổ răng để tránh gây tình trạng bị viêm nhiễm.

Chế độ vệ sinh răng miệng:

– Trong một vài ngày đầu sau nhổ răng, bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối loãng ấm hoặc nước muối sinh lý. Đồng thời, việc đánh răng nên nhẹ nhàng, tránh làm bung cục máu đông.

– Sau đó, bệnh nhân nên thực hiện chải răng mỗi ngày. Thao tác đều đặn, nhẹ nhàng và tránh tác động vào vị trí mới thực hiện nhổ.

– Tránh sử dụng các vật sắc nhọn như tăm tre chọc vào phần vết thương vừa nhổ.

Trên đây là những thông tin để giải đáp nhổ răng có đau không và những điều cần lưu ý. Nhìn chung, quá trình diễn ra cụ thể tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân cũng như cơ sở nha khoa thực hiện cùng tay nghề bác sĩ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao, ta hãy lựa chọn những cơ sở điều trị uy tín và thực hiện chế độ chăm sóc, tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital