Nhổ 2 răng khôn cùng lúc có hại cho sức khoẻ không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Một người bình thường có thể có đủ 4 răng khôn và không ít người đã gặp những tình huống oái oăm 2 răng không cùng mọc, gây đau đớn và bất tiện trong cuộc sống. Vậy nhổ 2 răng khôn cùng lúc có hại cho sức khoẻ không?

1. Tổng quan về răng khôn

1.1 Răng khôn là gì?

Răng khôn là răng mọc ở trong cùng của hàm, được chỉ định nhổ khi sưng tấy, đau nhức, không có răng đối diện ăn khớp, viêm nha chu hay sâu răng khôn,…..để đảm bảo quá trình ăn nhai và không gây nên các bệnh lý răng miệng.

răng khôn

Răng khôn là răng mọc ở trong cùng của hàm, thường mọc lên khi tất cả các răng vĩnh viễn đã mọc đủ

1.2 Răng khôn có đặc điểm như thế nào?

– Thường mọc trong giai đoạn tuổi trưởng thành, khoảng từ 17 – 25 tuổi.

– Nằm sâu trong hàm nên thường khó vệ sinh, dẫn đến khu vực răng khôn dễ bị các bệnh lý răng miệng.

– Răng khôn có thể mọc ngầm, mọc lệch chèn sang và gây ảnh hưởng đến răng số 7.

– Một người có thể có tối đa 4 răng khôn, 2 chiếc mọc ở hàm trên ở hai bên và 2 chiếc mọc ở hàm dưới.

– Răng khôn thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: u nang thân răng, sâu răng, viêm quanh răng….

2. Nhổ 2 răng khôn cùng lúc có hại cho sức khoẻ không?

Theo bác sĩ, có thể nhổ 2 răng khôn cùng lúc, hơn thế nữa việc nhổ đồng thời này còn giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian cũng như những ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhổ khôn cùng lúc. Chính vì vậy, để biết sức khoẻ của bản thân có đảm bảo để nhổ được không, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và kiểm tra.

Nếu sức khoẻ bạn ổn định, không có bất thường gì và có thể khắc phục được những bất lợi trong việc ăn uống sau khi thực hiện nhổ răng thì bạn sẽ được chỉ định nhổ 2 răng khôn đồng thời.

Để biết thể trạng có đáp ứng được việc nhổ 2 răng khôn cùng lúc hay không, bạn cần đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và thăm khám

Để biết thể trạng có đáp ứng được việc nhổ răng khôn cùng lúc hay không, bạn cần đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và thăm khám

3. Nhổ 2 răng khôn cùng lúc được tiến hành như thế nào?

3.1 Chuẩn bị trước khi nhổ răng khôn

Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bệnh nhân nên ăn uống vừa đủ, hạn chế ăn quá no, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và cố gắng giữ tâm lý thoải mái nhất có thể.

3.2 Thăm khám tổng quát và chụp X-quang

Để biết bệnh nhân có thuộc đối tượng được nhổ răng khôn không và có thể nhổ đồng thời 2 răng được không, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát. Nếu phát hiện ra bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị dứt điểm trước khi nhổ răng khôn.

3.3 Tiến hành chụp X-quang

Sau khi thăm khám tổng quát, để xác định được chính xác tình trạng răng miệng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang để xem xét cấu trúc xương hàm, mức độ răng khôn và phát hiện bệnh lý (nếu có).

3.4 Vệ sinh răng miệng

Thông thường, khi bệnh nhân nhổ răng khôn tại các cơ sở y tế uy tín sẽ được thực hiện trong phòng mổ vô khuẩn một chiều – đây là hệ thống hiện đại bậc nhất hiện nay. Tại phòng mổ này, yếu tố vô trùng được đặt lên hàng đầu.

Bên cạnh việc có không gian sạch sẽ không bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bệnh nhân để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập trong quá trình nhổ răng, gây ảnh hưởng đến khu vực nhổ.

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bệnh nhân để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập trong quá trình nhổ răng

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bệnh nhân để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập trong quá trình nhổ răng

3.5 Gây tê

Khi phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ có cảm giác hơi đau nhức và khó chịu, chính vì vậy để đảm bảo thoải mái cho người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ, xịt tê trước khoảng 20 phút để đảm bảo thuốc sẽ có tác dụng.

3.6 Nhổ răng khôn

Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn:

Phương pháp truyền thống

Bác sĩ sẽ tiến hành dùng dao để rạch mở phần nướu ra, sau đó dùng lực được sinh ra từ kìm và bẩy để đưa răng khôn ra khỏi phần hàm. Cuối cùng, sẽ khâu lại vết rạch và sát trùng.

Phương pháp sóng siêu âm Piezotome

Với phương pháp hiện đại này, bác sĩ sẽ nhổ răng khôn bằng cách dùng mũi khoan siêu nhỏ, thông qua biến điệu của tần số sóng chọn lọc để nhẹ nhàng tách mở nướu, không gây tác động vào dây thần kinh và định hình được chính xác vị trí xương hàm. Sau đó, răng khôn được gắp ra và sóng siêu âm sẽ nhanh chóng khoá mạch máu lại để hạn chế được tối đa khả năng sưng viêm. Phương pháp này được tiến hành trong thời gian ngắn, không gây ra biến chứng và thời gian phục hồi nhanh hơn so với phương pháp truyền thống.

Dù thực hiện theo phương pháp nào, sau khi hoàn thiện nhổ răng thứ nhất, bác sĩ mới tiếp tục tiến hành nhổ răng khôn thứ 2.

Dù thực hiện theo phương pháp nào, sau khi hoàn thiện nhổ răng thứ nhất, bác sĩ mới tiếp tục tiến hành nhổ răng khôn thứ 2.

Dù thực hiện theo phương pháp nào, sau khi hoàn thiện nhổ răng thứ nhất, bác sĩ mới tiếp tục tiến hành nhổ răng khôn thứ 2.

3.7 Kê đơn thuốc, hẹn lịch tái khám

Để việc hồi phục được diễn ra nhanh hơn, bệnh nhân sẽ được kê một đơn thuốc chống viêm và giảm đau, sau đó được bác sĩ dặn dò kỹ lưỡng liều lượng hàng ngày cần uống. Lưu ý, không được tự ý tăng giảm lượng thuốc hoặc mua thuốc ở bên ngoài khi chưa có chỉ định của bác sĩ.  Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được hẹn lịch tái khám để kiểm tra được tình trạng hồi phục của răng khôn.

Với những thông tin chúng tôi cung cấp ở bài viết trên, hy vọng rằng các bạn đã được giải đáp thắc mắc “Nhổ 2 răng khôn cùng lúc có gây hại cho sức khoẻ không?”. Để biết được chính xác tình trạng của bản thân, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tiến hành kiểm tra nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital